Để thành công thì có nhiều phương thức cần thực hiện, nhưng thành công ở mức độ nào? Thành công như mong đợi mình đặt ra hay không? Các bạn cần có cho minh một kỹ năng đó là Lên kế hoạch từ những việc nhỏ nhất trong cuộc sống hằng ngày. Đây là chia sẻ của bạn Nguyễn Thị Thanh Huyền, sinh viên năm thứ nhất ngành Tâm lý học tại VYA.
Từ những thành công nhỏ sau gần một năm được là sinh viên của VYA, mình có rất nhiều điều muốn nhắn nhủ tới các em tân sinh viên sắp vào trường:
Điều đầu tiên là lên học đại học không giống như cách học khi còn ở phổ thông, không có những bài kiểm tra thường xuyên hay sự giám sát sát sao của thầy cô, thời gian rảnh rất nhiều và đây chính là lúc các em phải học cách quản lý thời gian của chính mình. Thư viện của Học viện là một nơi vô cùng lý tưởng cho việc học với không gian yên tĩnh và đầy đủ tài liệu phục vụ cho học tập và nghiên cứu.
Mặc dù hàng tháng đều được gia đình gửi lên một khoản tiền đủ để ăn uống, sinh hoạt nhưng sẽ thành thiếu thốn nếu các em không chi tiêu hợp lý.Điều thứ hai ở đây chính là cách dùng tiền. Lên đại học cứ thấy thiếu gì là mua đó và kết quả là gần cuối tháng bắt đầu nảy sinh nhiều vấn đề như tiền điện, tiền nước, tiền tài tiệu học,... Giải pháp ở đây là chỉ mua những thứ mình cần, tiết kiệm những gì có thể, với tài tiệu và giáo trình thì nên mượn tại thư viện hoặc từ các anh chị khóa trên.
Đi làm thêm là một ý hay cho việc giải quyết vấn đề chi phí nhưng từ đây cũng nảy sinh vấn đề về sức khỏe cũng như việc học. Rất nhiều sinh viên khi lên đại học đều sẽ tìm một công việc partime làm vào thời gian rảnh. Sáng đi học, chiều đi làm, tối về ngủ, thời gian đâu cho việc ôn lại bài, còn chưa kể có những sinh viên chọn những công việc làm khuya lương cao hơn và sáng hôm sau mang khuôn mặt mệt mỏi cùng thiếu ngủ đến trường. Nếu việc đi làm thêm là để trang trải chi phí học và sinh hoạt thì kết quả nhận được như trên có ý nghĩa gì? Lên Hà Nội là để học,để trưởng thành. Điều thứ ba chính là hãy ưu tiên việc học và sức khỏe của bản thân.
Trên đây là những điều chị muốn nhắn nhủ với các tân sinh viên của VYA, mong rằng những điều này sẽ có ích cho các em trong cuộc sống sinh viên sau này nha.
- Vai trò của công tác xã hội trường học trong hỗ trợ giảm thiểu vấn đề bạo lực học đường - Phần 2
- Vai trò của công tác xã hội trường học trong hỗ trợ giảm thiểu vấn đề bạo lực học đường - Phần 1
- Nghề công tác xã hội - nghề của lòng trắc ẩn
- Phải chăng Công tác xã hội thì ra trường làm từ thiện?
- 5 LÝ DO BẠN CHỌN NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
- Vì sao Việt Nam đang khát nhân lực ngành tâm lý học?
- Tìm hiểu ngành Tâm lý học siêu tiềm năng, không lo thất nghiệp mà còn khiến nhiều người nể phục
- Học ngành Tâm lý học có dễ xin việc làm không?
- Học tâm lý học - thực tiễn và nhiều cơ hội hơn trước
- Những cơ hội và thách thức khi học ngành Tâm lý học
- Ngành Tâm lý học: Mức lương, cơ hội việc làm
- HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÓ DỄ XIN VIỆC LÀM HAY KHÔNG?
- VÌ SAO BẠN NÊN CHỌN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI?
- Khám phá ngành công tác xã hội
- Review ngành Công tác xã hội – Ngành học của sự gắn kết yêu thương
- Các kỹ năng cần có trong ngành công tác xã hội
- Mức Lương Ngành Công Tác Xã Hội Ở Việt Nam Cao Hay Thấp?
- Tâm lý học - ngành học kỳ diệu bạn có thể chưa biết!
- Nhắn gửi đến sinh viên K10 ngành Công tác xã hội - Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Con đường tôi chọn là Công Tác Xã Hội – VYA
- Duyên trời định với ngành Công tác xã hội tại VYA
- Gần một năm theo học ngành Tâm lý học tại VYA
- Nữ sinh tài năng Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam thần tượng Hoa hậu Khánh Vân
- Hành trình nuôi dưỡng trái tim yêu thương là hành trình đến với gia đình CÔNG TÁC XÃ HỘI ở VYA
- Ngành Tâm lý học