Xã hội đang ngày một phát triển và những vấn đề về tâm lý như trầm cảm, stress, rối loạn cảm xúc… ngày càng dễ bắt gặp. Vì thế, các chuyên gia tâm lý nói riêng cũng như ngành Tâm lý học nói chung được tạo ra để giúp chúng ta kiềm chế và cân bằng cảm xúc. Thế nhưng, mọi người thường hay tìm hiểu về những vấn đề cơ bản như “Tâm lý học là gì?”, “Ngành này học những gì?”. Ít ai biết bên trong ngành “Tâm lý học” luôn tồn tại song song giữa cơ hội và thách thức.
1. Những cơ hội của ngành “Tâm lý học”
Ngày nay ở nước Việt Nam nói riêng cũng như thế giới nói chung, cánh cửa cơ hội của ngành “Tâm lý học” luôn luôn rộng mở, với điều kiện là bạn phải có đủ năng lực và biết cách tận dụng những cơ hội.
Cơ hội làm việc
Theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, nhân lực ngành Tâm lý học hiện nay đang vô cùng khan hiếm. Vì thế, cử nhân, thạc sĩ ngành Tâm lý học luôn được “săn đón” ráo riết. Bên cạnh đó, cơ hội làm việc của ngành này rất đa dạng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể trở thành các chuyên viên tư vấn tâm lý hay giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng… Không những thế, bạn có thể tư vấn tư nhân cho các cá nhân, tổ chức nếu bạn chứng minh được năng lực của bản thân. Cho nên, cánh cửa cơ hội của ngành “Tâm lý học” luôn luôn rộng mở để đón chào bạn.
Thu nhập không giới hạn
Như đã nói ở trên, ngành học này đang thiếu hụt nguồn nhân lực. Vì vậy, mức lương và chế độ đãi ngộ của ngành này rất tốt. Mức lương trung bình của ngành này hiện nay đang nằm trong khoảng 10 triệu đến 20 triệu/ tháng.
Cơ hội để phát triển bản thân
Ngành Tâm lý học là ngành học dành cho một số bạn trẻ đam mê và mong muốn tìm ra một hướng giải quyết để giúp cho khách hàng tìm lại chính con người bên trong của họ. Chính vì vậy, đối với ngành Tâm lý học, bạn sẽ có cơ hội để phát triển bản thân.
Trong thời đại hiện nay, con người luôn mang trong mình những lo lắng, suy tư trầm trọng về cuộc sống và công việc. Đôi lúc họ muốn thoát khỏi những suy nghĩ đó, nhưng không biết làm cách nào. Và họ tìm đến những chuyên gia tâm lý – người giúp họ giải đáp và cân bằng lại những cảm xúc ban đầu.
2. Những thách thức của ngành “Tâm lý học”
Không chỉ dừng lại ở những cơ hội đầy hào nhoáng, đi sâu vào bên trong là những thách thức khó khăn mà ai cũng phải đối mặt khi đặt chân vào nghề này.
Không ngừng trau dồi và nghiên cứu
Bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải trau dồi cả kiến thức cũng như kĩ năng. Ngành Tâm lý học cũng không ngoại lệ, sẽ có rất nhiều tài liệu chuyên ngành mà bạn bắt buộc phải tìm hiểu và nghiên cứu. Để chọn đúng phương pháp tư vấn, điều trị cho khách hàng. Bên cạnh đó, nếu bạn đang theo đuổi lĩnh vực Tâm lý học lâm sàng, thì bắt buộc bạn phải tìm hiểu về những kiến thức y khoa.
Làm việc liên tục với con số
Khi chọn theo đuổi ngành Tâm lý học, bắt buộc bạn phải đối mặt với các con số như số liệu thống kê, biểu đồ… Trong quá trình học tập cũng như làm việc, nếu thống kê sai sẽ dẫn tới việc đánh giá và thực hiện những bước tiếp theo không chính xác. Và việc điều trị sẽ không thể diễn ra suôn sẻ. Điều này sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến uy tín cũng như mức độ tin cậy của khách hàng đối với bạn.
Yêu cầu cao về khả năng ngôn ngữ
Sinh viên học ngành Tâm lý thường sẽ làm nhiều bài tập dưới hình thức viết luận. Vì vậy, nếu không có khả năng ngôn ngữ sẽ rất khó trong việc viết và diễn đạt ý kiến của cá nhân. Điều này đòi hỏi một trình độ ngôn ngữ và khả năng diễn giải sao cho thật khoa học và logic để không bị hiểu sai ý nghĩa cũng như thực hiện sai.
- Vai trò của công tác xã hội trường học trong hỗ trợ giảm thiểu vấn đề bạo lực học đường - Phần 2
- Vai trò của công tác xã hội trường học trong hỗ trợ giảm thiểu vấn đề bạo lực học đường - Phần 1
- Nghề công tác xã hội - nghề của lòng trắc ẩn
- Phải chăng Công tác xã hội thì ra trường làm từ thiện?
- 5 LÝ DO BẠN CHỌN NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
- Vì sao Việt Nam đang khát nhân lực ngành tâm lý học?
- Tìm hiểu ngành Tâm lý học siêu tiềm năng, không lo thất nghiệp mà còn khiến nhiều người nể phục
- Học ngành Tâm lý học có dễ xin việc làm không?
- Học tâm lý học - thực tiễn và nhiều cơ hội hơn trước
- Ngành Tâm lý học: Mức lương, cơ hội việc làm
- HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÓ DỄ XIN VIỆC LÀM HAY KHÔNG?
- VÌ SAO BẠN NÊN CHỌN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI?
- Khám phá ngành công tác xã hội
- Review ngành Công tác xã hội – Ngành học của sự gắn kết yêu thương
- Các kỹ năng cần có trong ngành công tác xã hội
- Mức Lương Ngành Công Tác Xã Hội Ở Việt Nam Cao Hay Thấp?
- Tâm lý học - ngành học kỳ diệu bạn có thể chưa biết!
- Nhắn gửi đến sinh viên K10 ngành Công tác xã hội - Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Con đường tôi chọn là Công Tác Xã Hội – VYA
- Duyên trời định với ngành Công tác xã hội tại VYA
- Gần một năm theo học ngành Tâm lý học tại VYA
- Để thành công thì phải biết lên kế hoạch từ những việc nhỏ nhất
- Nữ sinh tài năng Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam thần tượng Hoa hậu Khánh Vân
- Hành trình nuôi dưỡng trái tim yêu thương là hành trình đến với gia đình CÔNG TÁC XÃ HỘI ở VYA
- Ngành Tâm lý học