Ngành Tâm lý học: Mức lương, cơ hội việc làm

Xã hội 4.0 hiện nay, không chỉ có nền kinh tế ngày càng phát triển mà còn kéo theo những hệ lụy khác. Cụ thể là vì nhịp sống nhanh và bận rồi, thế nên đời sống tinh thần của nhiều người không được chăm sóc dẫn đến căng thẳng và sa sút, lâu dài sẽ gây nguy hiểm. Chính vì những điều đó mà ngành Tâm lý học đang được quan tâm hơn bao giờ hết. Để tìm hiểu rõ hơn về ngành Tâm lý học là gì, bạn hãy cùng mình theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Các lĩnh vực trong ngành Tâm lý học

Các lĩnh vực trong ngành Tâm lý học

- Tâm lý học xã hội: Nghiên cứu chuyên sâu các kiến thức tâm lý trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Chẳng hạn như tâm lý học dân tộc, tâm lý học giới, tâm lý học pháp lý, tâm lý học gia đình, tâm lý học tôn giáo, tâm lý học văn hoá,...

- Tâm lý học tội phạm: Chủ yếu nghiên cứu, phân tích và đào sâu tâm lý cũng như suy nghĩ của tội phạm thông qua các yếu tố môi trường, đời sống, đối tượng, hành vi phạm tội. Sau đó phác họa ra chân dung gần chính xác nhất để hỗ trợ cảnh sát trong việc điều tra và phá án.

- Tâm lý học giáo dục: Lĩnh vực này chủ yếu nghiên cứu về cách mà con người tiếp thu và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm từ môi trường giáo dục và môn học liên quan đến những phương pháp học khác nhau. Thường tập trung phát triển vào những học viên có nhu cầu đặc biệt và những người bị khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần.

- Tâm lý học Quản lý - Kinh doanh: Cung cấp các nội dung kiến thức nhằm nghiên cứu về các vấn đề tâm lý trong việc giao tiếp, tổ chức, quản lý trong kinh doanh, hướng nghiệp, tổ chức lao động,...

- Tâm lý học lâm sàng: Giúp người học có kiến thức về việc chẩn đoán và điều trị các rối loạn về cảm xúc và tâm thần, cách nhận biết dấu hiệu của bệnh tâm thần và phương pháp điều trị, cải thiện tâm lý của bệnh nhân.Khi tham gia học chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng người học sẽ được học chuyên sâu về tâm lý trị liệu, tâm lý học đường, tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên,...

Nội dung đào tạo trong ngành Tâm lý học

Nội dung đào tạo trong ngành Tâm lý học

Khi học ngành Tâm lý học, ngoài việc sinh viên bắt buộc phải học những phần kiến thức chung của bậc đại học. Bạn còn được đào tạo những lý thuyết có liên quan trực tiếp đến chuyên môn về lĩnh vực tâm lý như: tâm lý học giao tiếp, tâm lý học xã hội, tâm lý học gia đình, tâm lý học giáo dục, tâm lý học phát triển, tâm lý học lao động, tâm lý học sức khoẻ, tâm lý học tham vấn, tâm lý học nhân cách, tham vấn học đường, liệu pháp nhận thức hành vi,...

Ngoài những kiến thức chuyên môn, trong quá trình học bạn còn được trang bị các kỹ năng cần thiết để có thể tự tin áp dụng kiến thức tâm lý trong nhiều ngành nghề khác nhau trên thị trường như: kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng nghiên cứu, khả năng đo lường và phân tích dữ liệu, tư duy phản biệnkỹ năng giải quyết vấn đề,... Và một điều cần phải lưu ý đó chính là mỗi một lĩnh vực chuyên ngành khác nhau sẽ giảng dạy nội dung chuyên sâu có phần khác nhau.

Tố chất phù hợp với ngành Tâm lý học

Tố chất phù hợp với ngành Tâm lý học

- Khả năng lắng nghe và thấu cảm: Một yếu tố vô cùng quan trọng để bạn có thể theo đuổi ngành Tâm lý học đó chính là khả năng biết đặt mình vào vị trí của người xung quanh để có những góc nhìn khách quan về sự việc. Từ đó biết lắng nghe và cảm thông trước câu chuyện của người đối diện. Nếu bạn là người có lối suy nghĩ phiến diện, bảo thủ hoặc thiếu khả năng thấu cảm, bạn không nên theo đuổi ngành Tâm lý hoặc nếu muốn buộc bạn phải tiết chế những lối suy nghĩ đó.

- Khả năng giao tiếp hiệu quả: Kiểm soát và thay đổi hành vi, giúp con người có đời sống tinh thần tốt hơn chính là mục tiêu cơ bản của ngành Tâm lý. Vì vậy, để mở ra những buổi tư vấn tâm lý hiệu quả và cho ra được những giải pháp tối ưu chính là sự khéo léo trong giao tiếp.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt: Để trở thành một chuyên gia trong ngành Tâm lý bạn phải có một khả năng quan sát và phân tích dữ liệu để đánh giá tình huống chính xác sau đó tìm ra giải pháp bằng khả năng giải quyết vấn đề.

- Thích khám phá, không ngừng học hỏi: Trong tất cả mọi lĩnh vực làm việc và học tập đều bắt buộc bạn phải có một tinh thần thích khám phá và không ngừng học hỏi. Điều này sẽ giúp bạn ngày càng phát triển vượt trội hơn trong công việc.

- Nhạy cảm, tinh tế, nhẹ nhàng: Vì đây là một ngành nghề có nhiệm vụ chăm sóc và hỗ trợ tinh thần cho con người. Bạn phải thực sự nhạy cảm, tinh tế hiểu thấu mọi khía cạnh của sự việc để đưa ra hướng giải quyết phù hợp khi gặp phải những tình huống phải giúp gỡ bỏ những mâu thuẫn, rắc rối trong vấn đề.

- Khả năng chịu đựng áp lực: Sự kiên trì và khả năng chịu được áp lực công việc cao chính là hai tố chất không thể thiếu nếu bạn muốn hành nghề Tâm lý. Một nhà Tâm lý Học phải có trách nhiệm giúp đỡ đối phương tìm ra hướng giải quyết những khó khăn của họ. Đây là một công việc này thường đòi hỏi khá nhiều thời gian, công sức và chất xám. Vì vậy bạn cần trang bị cho bản thân tính kiên trì và chịu đựng được áp lực để làm bước tiến trong ngành Tâm lý học.

- Dám đương đầu với khó khăn: Việc nghiên cứu tâm lý con người không hề dễ dàng bởi mỗi người đều có tình trạng và suy nghĩ riêng. Vì vậy bạn cần có khả năng dám đương đầu với khó khăn để có thể gắn bó với nghề Tâm lý học.

about-star
about-star