Vai trò của công tác xã hội trường học trong hỗ trợ giảm thiểu vấn đề bạo lực học đường - Phần 2

Phần tiếp theo của vai trò người làm công tác xã hội tại trường học.

2.6 Giáo dục đạo đức – hình thành nhân cách

Trong thời buổi hiện nay khi những giá trị đạo đức ở tuổi học trò ngày càng bị suy giảm trầm trọng biểu hiện qua những vụ học sinh vô lễ với thầy cô giáo, chửi thề, đánh nhau tạo nên dấu ấn ở thời học sinh nó dường như trở thành trào lưu và một số em nghĩ đó là chuyện bình thường của tuổi học trò nhưng đó lại là mối quan tâm hàng đầu của nhà giáo dục.

Một học sinh giỏi là yếu tố cần nhưng chưa đủ để trở thành một giá trị con người trong tương lai, mà phải thêm yếu tố đủ của một nhân cách tốt thì học sinh đó mới có thể trở thành lực lượng cần thiết cho xã hội. Các em cần có được ngay từ đầu những kiến thức cơ bản về hành vi ứng xử cho phù hợp với những tình huống nhất định để có thể khẳng định giá trị bản thân mọi lúc mọi nơi.

            Nhiệm vụ của nhân viên CTXH lúc này là củng cố lại mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc chung tay chăm sóc cho thế hệ tương lai. Đánh thức tinh thần trách nhiệm của mỗi đối tượng trong việc nhìn nhận vai trò của bản thân trong việc giáo dục con em.

Giáo dục tinh thần trách nhiệm và vai trò của bản thân đối với gia đình xã hội để các em nhìn nhận đúng những giá trị đạo đức cũng như những khuôn mẫu được xã hội quy định. Giúp các em nhìn nhận đúng giá trị bản thân.

Xây dựng thành khuân mẫu lý tưởng từ thầy cô giáo, đồng thời các đoàn thể phải là tấm gương điển hình về các giá trị đạo đức. Nêu gương những học sinh là con ngoan trò giỏi trước tập thể trường lớp, khiển trách những hành vi sai lệch của học sinh một cách nhẹ nhàng tế nhị.

Tư vấn cho các bậc làm cha mẹ để chỉnh sửa kịp thời những tác phong sai lệch của trẻ ngay từ môi trường gia đình. Định hướng cho con cái về cái đẹp từ tâm hồn và hình thức của mỗi con người.

2.7 Giải quyết mâu thuẫn – thay đổi hành vi

Thường xuyên tổ chức các buổi lao động tập thể giữa các lớp, các trò chơi tập thể nhằm xây dựng mối quan hệ tốt cho học sinh toàn trường. Các buổi làm việc nhóm sẽ giúp các em hiểu nhau hơn và có được tinh thần trợ giúp lẫn nhau.

Giáo dục cho các em lòng vị tha cho bản thân, sẵn sàng bỏ qua lỗi lầm của người khác. Đồng thời mỗi bản thân học sinh cần hạn chế cái “tôi” của chính mình, dễ hòa đồng cùng mọi người.

Là người đứng ra hỗ trợ các em vượt qua những khủng hoảng về tinh thần, giúp các em giải bày những căng thẳng bằng những kỹ năng lắng nghe, chia sẽ và phản hồi có mục đích.

Định hướng cho các em giá trị sống của bản thân và của người khác, chỉ ra những hậu quả của việc thiếu kiềm chế cảm xúc dẫn đến những hậu quả khó lường như đánh nhau gây thương tật hoặc tử vong…

Lập hồ sơ cá nhân của mỗi học sinh thường xuyên xảy ra xung đột, tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến hành vi của học sinh để có kế hoạch can thiệp kịp thời cho tường trường hợp.

2.8 . Công tác xã hội trường học quan tâm đến những hành vi lệch chuẩn của học sinh

Hành vi lệch chuẩn là những hành vi, lối ứng xử của cá nhân hay tập thể vi phạm các chuẩn mực, giá trị chung đã được thể chế hoá thành những văn bản, những quy định luật lệ đã được xã hội thừa nhận. Những hành vi đó bao gồm:

•           Tự sát, trầm cảm và các bệnh về tâm thần: Hiếm gặp các rối loạn tâm thần nặng ở tuổi thanh thiếu niên. Các triệu chứng tâm thần chung nhất là trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm phản ứng, trường hợp nặng có thể dẫn đến tự sát. Thường gặp tự sát và dự định tự sát trong các giai đoạn thi cử hoặc hết cấp ở những nơi quy chế kinh tế xã hội không phù hợp như mức độ giáo dục thấp, các vấn đề học đường, sự tách biệt xã hội. Gốc rễ của nó không phải là bệnh tật mà đúng hơn là thành phần của môi trường (yếu tố tâm lý xã hội).

•           Phạm tội thanh niên bao hàm cả bạo hành học đường: Người ta thấy rằng sự phạm tội của trẻ vị thành niên có liên quan đến một số yếu tố xã hội nhỏ và xã hội lớn như gia đình đông con, kinh tế thấp kém, cha mẹ ly hôn hay nghiện rượu, kết quả học tập kém…Những yếu tố này tăng cao ở các vùng đô thị và vùng công nghiệp hoá nhanh.

•           Nghiện các chất: Nhất là nghiện các chất ma tuý đang là vấn đề nhức nhối của xã hội. Hiện nay số thanh thiếu niên nghiện ma tuý ngày một tăng và rất phổ biến, đặc biệt là nghiện ma tuý học đường. Nó là mầm mống của tội phạm, bệnh tật, nghèo đói, thuần phong mỹ tục bị suy đồi…vấn đề là thanh thiếu niên chưa nhận thức sâu sắcđược vấn đề này.

•           Học sinh lười học, chán học, bỏ học: Học sinh có tâm lý không muốn đến trường hoặc đến trường mà không tập trung vào bào vở. Có thể do trẻ phát triển chậm về mặt trí tuệ bẩm sinh, chỉ số thông minh thấp, lúc nhỏ mắc một số bệnh di chứng ảnh hưởng tới thần kinh; do thiếu tinh thần học tập hay tác động từ hoàn cảnh khách quan mang tới

•           Học sinh bị bạo hành: Bao gồm cả bạo hành về thể xác, tinh thần thậm chí có cả bạo hành về tình dục (vơí trẻ em gái)

•           Học sinh lúng túng khó khăn trong học tập: không biết phương pháp học, không biết sắp xếp lịch học

•           Học sinh lúng túng trong sư xử với bạn bè, thầy cô và gia đình; thường xuyên có những hành vi lệch chuẩn như hay nổi nóng với bạn bè, ngỗ nghịch, gây gổ trong lớp và không tham gia các hoạt động của lớp, vô lễ với giáo viên…

2.9. CTXH trường học chú tâm đến nhóm đối tượng là giáo viên và cán bộ quản lý chủ yếu ở việc

•           Thắc mắc của giáo viên về biện pháp giáo dục với những học sinh đặc biệt: tàn tật, hành vi lệch chuẩn, mắc một số bệnh thuộc về thần kinh….

•           Những băn khoăn trong việc phối hợp giáo dục với cha mẹ của học sinh

•           Cải cách phương pháp giáo dục và những ảnh hưởng tới học sinh

2.10. CTXH trường học chú tâm đến nhóm đối tượng là phụ huynh học sinh thể hiện:

•           Sự lúng túng của cha mẹ trong cách cư xử với con cái: Khi con tỏ ra ương bướng, ngỗ nghịch, phản đối cha mẹ, lầm lì, nói năng vô lễ; Khi con vòi vĩnh được làm theo ý mình như sắm điện thoại di động, nối mạng Internet, đi chơi xa với bạn bè; Khi con phát triển tâm lý giới tính không bình thường

•           Cần hỗ trợ để tạo cầu nối giữa cha mẹ và con cái

•           Biện pháp giáo dục con phạm lỗi: nói dối, bỏ học, lấy cắp tiền của cha mẹ….

Tóm tại, vai trò của nhân viên xã hội trong trường học:

•           Xây dựng các kỹ năng xã hội mới hoặc năng lực cho người lớn, phụ huynh và trẻ em.

•           Xác định các nguồn tài nguyên mới và các cơ sở dịch vụ xã hội hỗ trợ trẻ em và gia đình cũng như triển khai các chương trình mới tại trường và tại cộng đồng.

•           Thay đổi quan điểm người lớn (như các giáo viên thường có các quan điểm tiêu cực về học sinh).

•           Nâng cao kiến thức và sự thông hiểu (như tập huấn tại chức cho giáo viên về trẻ bị lạm dụng hoặc bị bỏ rơi ).

•           Tái cấu trúc các hoạt động (như phụ đạo cho các học sinh gặp khó khăn trong học tập ).

•           Phát triển các mối liên kết với các cơ quan tại cộng đồng (cơ sở dịch vụ cho trẻ và sức khỏe tâm thần ).

•           Phát triển các vai trò mới cho giáo viên, phụ huynh (nguồn tài nguyên hỗ trợ).

•           Triển khai các chương trình mới khi có nhu cầu (như chương trình sau giờ học cho các trẻ có bố mẹ phải làm việc, chương trình giáo dục thể chất…).

•           Biện hộ cho học sinh khi học sinh phải ra trước Hội đồng kỷ luật của nhà trường.

 

about-star
about-star