Cuộc sống càng hiện đại, áp lực công việc ngày càng nhiều dẫn đến con người hay mắc các chứng bệnh về tâm lý
Khi cuộc sống con người ngày càng hiện đại, đời sống công nghiệp ngày càng phát triển thì những áp lực về tấm lý và xã hội mà con người phải chịu đựng ngày càng nhiều. Những chứng bệnh của thời hiện đại như trầm cảm, stress, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi… đã không còn quá xa lạ nữa. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta tìm đến các chuyên gia về tâm lý, nhờ họ tư vấn và cho lời khuyên, giúp ta giải quyết những vấn đề đang gặp phải. Họ, những chuyên gia tâm lý học, trở thành những người định hình cách sống / cách nghĩ của người bệnh, giúp họ nhanh chóng hòa nhập lại với cuộc sống bình thường. Đó cũng là lý do để tâm lý học trở thành một trong những ngành “hot” nhất trên thế giới, nhất là đối với các nước phát triển.
Tâm lý học là gì?
Tâm lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về hành vi của con người thông qua những biểu hiện về tâm lý, nó không chỉ giải thích những gì chúng ta làm và cách thức mà còn giái thích quá trình chúng ta suy nghĩ và lí luận đằng sau những hành vi đó. Các lý thuyết tâm ly học thường được dùng để giải quyết những vấn đề trong phạm vi rộng về các hành vi của con người. Cụm từ “tâm lý học” có thể được hiểu nôm na là “nghiên cứu về tâm hồn”, khởi nguồn là từ “psychologia” trong tiếng Latin, được sử dụng lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16 bởi Marlo Marulic. Ngày nay, có rất nhiều lý thuyết được học trong môn học này, từ thuyết chức năng, thuyết phân tâm và thuyết nhận thức, tất cả đều là các chủ đề xuyên suốt chương trình học đại học và cao học.
Tâm lý học là một môn khoa học nghiên cứu sự và xử lý thông tin qua biểu hiện hành vi ở con người. Trong lúc làm rõ bản chất của con người, tâm lý học đi sâu vào mọi ngõ ngách của đời sống. Từ kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa giáo dục, y học, triết học… Không đâu là tâm lý học không luồn lách tới. Rõ ràng, khoa học tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và phục vụ đời sống con người.
Tâm lý học ngày nay được phát triển và ứng dụng rộng rãi, ở đâu có mối quan hệ giữa người với người, giữa người và tự nhiên, giữa người và máy móc là ở đó có tâm lý học.Giáo dục và y tế có lẽ là hai ngành liên quan mật thiết nhất với tâm lý học. Con người phát triển như thế nào? Cần dạy dỗ ra sao? Trẻ em trước tiên cần phải học cái gì? Đó là những vấn đề tâm lý học sư phạm quan tâm. Con người có thể mắc các bệnh, những chứng bệnh về mặt tư tưởng thường làm chúng ta sợ hãi.Tâm lý những người bệnh đó có gì lệch lạc? Làm thế nào uốn nắn những sai lạc ấy? Ở đây tâm lý học có trách nhiệm góp phần vào phạm vi rộng lớn của y học.
Làm sao để biết mình có thích hợp để theo đuổi ngành học này?
Ở các nước phát triển, tâm lý học đã xuất hiện từ rất lâu rồi. Để trở thành người tư vấn tâm lý bạn phải học các chuyên ngành về tâm lý học hoặc những ngành gần với tâm lý học như tâm lý học sư phạm và xã hội học.Nghề tư vấn tâm lý ngoài chuyên môn, còn cần phải: Có khả năng lắng nghe và động viên người khác bộc bạch tâm sự. Có khả năng cảm nhận và phán đoán tình huống. Có khả năng diễn đạt vừa tình cảm vừa thuyết phục…
Bạn đam mê việc tìm hiểu về mọi người? Bạn thích thú việc lý giải tại sao chúng ta lại hành xử thế này mà không hành xử thế kia? Nếu vậy thì học ngành Tâm lí là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Tuy nhiên, một khóa học Tâm lý học không chỉ đòi hỏi phải có đam mêm với môn học mà còn cần những kĩ năng phân tích, hiểu và biết cách áp dụng các lí thuyết tâm lí vào thực tế cuộc sống.Sinh viên ngành tâm lí học sẽ có tố chất chăm chỉ, năng động, có khả năng tự học độc lập và thực hiện những nghiên cứu cá nhân ngoài giờ học.
“Nếu thực sự đam mê và có mong muốn làm việc trong môi trường giao tiếp giữa người với người, ngành tâm lý học là cơ hội tuyệt vời có thể đưa bạn đi đến tất cả mọi nơi, tất cả mọi ngóc ngách của cuộc sống để có thể trải nghiệm, tự khẳng định mình, lắng nghe và chia sẻ, nhận được sự chú ý và chào đón của nhiều người, mang đến cho cuộc sống nhiều điều tốt đẹp. Thực tế cho thấy, tâm lý học ứng dụng đã và đang ngày càng phát triển, giúp cho nhiều người có thể hoàn thiện bản thân mình hơn, thấu hiểu được tâm lý người đối diện và người cùng giao tiếp là chìa khóa vàng để bạn có thể thành công trong tất cả các lĩnh vực”.
- Tâm lý lâm sàng
- Nhận thức tâm lý học: bộ nhớ
- Nhận thức tâm lý học: trí thông minh
- Tâm Lý Học Phát Triển
- Tâm lý học tiến hóa
- Tâm lý học y tế
- Bác sỹ tâm lý
- Tâm lý học Xã hội
Đòi hỏi và thách thức của nghề
Bất cứ ngành nghề nào cũng có những đòi hỏi những kỹ năng nhất định. Với nghề tâm lý lại càng cần phải khắt khe và chuyên biệt hơn như: Có kiến thức phong phú về các lĩnh vực văn hóa, xã hội, có hiểu biết rộng về các vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội hàng ngày.Trung thực, tôn trọng người khác, khách quan, không nhận xét, đánh giá đối với những khúc mắc tâm lý của người khác, nhạy cảm, cởi mở. Phải chịu được áp lực cao trong công việc, rèn luyện tính kiên nhẫn, biết lắng nghe, có khả năng chia sẻ, đồng cảm, thấu hiểu vấn đề… Và còn rất nhiều những yêu cầu khác mà một người phải đáp ứng đủ nếu muốn trở thành một chuyên gia tâm lý.
“Bên cạnh ánh hào quang khi được nhiều người ngưỡng mộ, những bạn trẻ mới vào nghề tâm lý học nếu không biết tự nâng cao, hoàn thiện chính mình, chịu khó học hỏi những anh chị, thầy cô đi trước, không tập trung chú ý quan sát những hiện tượng của xã hội và cuộc sống, không có đủ sự nhạy cảm, trí thông minh cảm xúc, không có sức khỏe tốt, và một chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ bị tự đào thải ngay với nghề. Bên cạnh đó, một giọng nói chuẩn, tròn vành rõ chữ, một ngoại hình ưa nhìn, sự nhạy bén, linh hoạt, tư duy logic, khả năng thấu hiểu, là những điều kiện cần với những ai muốn thành công trong lĩnh vực tâm lý học”
Cơ hội nghề nghiệp
Tâm lý học là một trong những ngành sẽ phát triển mạnh tại Việt Nam trong thời gian sắp tới. Thế nhưng hiện nay mỗi năm các trường có đào tạo ngành tâm lý chỉ tuyển một số lượng nhỏ SV vào khoa này vì cơ bản đây là một ngành kén người học, đòi hỏi cao, đặc biệt là người học phải đáp ứng những kỹ năng mềm cần có… Bởi vậy, rất có thể chuyên viên tâm lý sẽ trở thành một trong những nghề “hot” trong vài năm tới.
Trong nhận thức của nhiều người, người học tâm lý sau khi ra trường chỉ có thể trở thành bác sĩ tâm lý (chuyên gia tư vấn tâm lý).Nhưng thực chất tâm lý là một ngành học có đầu ra rất rộng, những người được đào tạo cơ bản về tâm lý học có thể tham gia vào rất nhiều lĩnh vực như: Trong các cơ sở đào tạo (làm giảng viên giảng dạy tâm lý học tại các trường cao đẳng, đại học..), trong các cơ sở nghiên cứu (làm cán bộ nghiên cứu, cán bộ dự án phát triển cộng đồng tại các viện tâm lý học, các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng tâm lý học, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước…), trong các công ty, trung tâm làm dịch vụ tư vấn tâm lý (làm tư vấn viên, cán bộ trị liệu…)
- Vai trò của công tác xã hội trường học trong hỗ trợ giảm thiểu vấn đề bạo lực học đường - Phần 2
- Vai trò của công tác xã hội trường học trong hỗ trợ giảm thiểu vấn đề bạo lực học đường - Phần 1
- Nghề công tác xã hội - nghề của lòng trắc ẩn
- Phải chăng Công tác xã hội thì ra trường làm từ thiện?
- 5 LÝ DO BẠN CHỌN NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
- Vì sao Việt Nam đang khát nhân lực ngành tâm lý học?
- Tìm hiểu ngành Tâm lý học siêu tiềm năng, không lo thất nghiệp mà còn khiến nhiều người nể phục
- Học ngành Tâm lý học có dễ xin việc làm không?
- Học tâm lý học - thực tiễn và nhiều cơ hội hơn trước
- Những cơ hội và thách thức khi học ngành Tâm lý học
- Ngành Tâm lý học: Mức lương, cơ hội việc làm
- HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÓ DỄ XIN VIỆC LÀM HAY KHÔNG?
- VÌ SAO BẠN NÊN CHỌN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI?
- Khám phá ngành công tác xã hội
- Review ngành Công tác xã hội – Ngành học của sự gắn kết yêu thương
- Các kỹ năng cần có trong ngành công tác xã hội
- Mức Lương Ngành Công Tác Xã Hội Ở Việt Nam Cao Hay Thấp?
- Tâm lý học - ngành học kỳ diệu bạn có thể chưa biết!
- Nhắn gửi đến sinh viên K10 ngành Công tác xã hội - Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Con đường tôi chọn là Công Tác Xã Hội – VYA
- Duyên trời định với ngành Công tác xã hội tại VYA
- Gần một năm theo học ngành Tâm lý học tại VYA
- Để thành công thì phải biết lên kế hoạch từ những việc nhỏ nhất
- Nữ sinh tài năng Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam thần tượng Hoa hậu Khánh Vân
- Hành trình nuôi dưỡng trái tim yêu thương là hành trình đến với gia đình CÔNG TÁC XÃ HỘI ở VYA