Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 đã ra tuyên bố Hà Nội về Tăng cường công tác xã hội hướng đến một cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng.
Nghề Công tác xã hội - Nghề nghiệp cần có trên toàn thế giới
Các quốc gia trên thế giới đều đang phải đối mặt với những thách thức chung, bao gồm bảo vệ trẻ em, nghèo đói, loại trừ xã hội, bạo lực đối với phụ nữ, dân số già, di cư, thất nghiệp ở thanh niên, dịch bệnh Covid-19, các thiên tai, thảm họa tự nhiên và nhân tạo. Những thách thức này đang trở nên phức tạp hơn và đòi hỏi những nỗ lực trong việc chuyên nghiệp hóa các nhân viên xã hội để hỗ trợ đáp ứng các nhu cầu của nhóm dân số dễ bị tổn thương.
Nghề Công tác xã hội - Nghề nghiệp có nền tảng vững chắc
Ngày 25 tháng 3 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định Số: 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020. Đây là tiền đề vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển của nghề Công tác xã hội ở nước ta. Đề án 32 đã mở ra rất nhiều cơ hội để những người làm nghề Công tác xã hội có thể tiếp tục cống hiến, nghiên cứu, làm đậm nét hơn ý nghĩa cao quý của nghề.
Ngày 19 tháng 8 năm 2015, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ đã ký ban hành thông tư liên tịch số 30/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội. Theo đó, mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội được quy định như sau:
Công tác xã hội viên chính (hạng II), mã số V.09.04.01
Công tác xã hội viên (hạng III), mã số V.09.04.02
Nhân viên công tác xã hội (hạng IV), mã số V.09.04.03
Đây chính là những cơ sở pháp lý quan trọng, đánh dấu Công tác xã hội được công nhận chính thức như một nghề chuyên nghiệp tại Việt Nam. Kể từ đây, sinh viên tốt nghiệp ra trường hoàn toàn có thể ứng tuyển vào các vị trí việc làm đúng ngành Công tác xã hội.
Nghề Công tác xã hội – Nghề nghiệp có tương lai rộng mở
Mới đây nhất, ngày 22 tháng 01 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định Số: 112/QĐ-TTg, Ban hành Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021- 2030. Với mục đích quan trọng là tiếp tục đẩy mạnh phát triển công tác xã hội tại các ngành, các cấp, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng giai đoạn; đảm bảo nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội trên các lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ công tác xã hội của người dân, hướng tới mục tiêu phát triển xã hội công bằng và hiệu quả.
Đặc biệt hơn nữa, tại Việt Nam đã có nhiều cơ sở đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ ngành Công tác xã hội, trong đó có Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Ngày 05 tháng 02 năm 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết đinh số 654/QĐ-BGDĐT cho phép Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam được đào tạo ngành Công tác xã hội trình độ thạc sĩ.
Có thể nói rằng, cơ hội phát triển nghề nghiệp của sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân Công tác xã hội hiện nay là rất lớn, trong bối cảnh nhu cầu ngày càng cao của xã hội: CTXH trong bệnh viện, CTXH trong trường học, CTXH với trẻ em và thanh thiếu niên, CTXH với người cao tuổi… Không chỉ có vậy, sinh viên học ngành Công tác xã hội còn có cơ hội tiếp tục học tập, nghiên cứu các trình độ đào tạo cao hơn, nhằm trau dồi chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cho bản thân.
Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên ngành Công tác xã hội
Ở Việt Nam hiện nay, nguồn nhân lực trong lĩnh vực công tác xã hội (bao gồm cả nhân lực có trình độ chuyên môn và nguồn nhân lực là các tình nguyện viên, hoặc làm công tác kiêm nhiệm) đang thiếu hụt trầm trọng. Với vai trò, vị trí và cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Công tác xã hội hết sức rộng mở, ngành Công tác xã hội đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh và học sinh trước ngưỡng cửa chọn trường, chọn ngành.
Cơ hội dành riêng cho tân sinh viên ngành Công tác xã hội tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam:
- Làm việc trong các cơ quan của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp từ Trung ương đến địa phương.
- Làm việc trong các cơ quan của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp từ Trung ương đến địa phương.
- Làm việc trong các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội của Nhà nước và tư nhân.
- Làm công tác xã hội tại các cơ sở quản lí nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở giáo dục đào tạo, y tế, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế.
- Làm công tác xã hội chuyên nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau như: sức khoẻ, giáo dục, pháp luật, kinh tế, truyền thông, xã hội, văn hoá, môi trường … tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có liên quan đến công tác xã hội.
- Là chuyên gia độc lập với vai trò là nhân viên xã hội, kiểm huấn viên, nhà nghiên cứu, chuyên gia tư vấn về công tác xã hội.
Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ngành Công tác xã hội khi ra trường còn có thể làm việc ở nhiều nơi với nhiều vị trí khác nhau như:
- Dự án phát triển cộng đồng: Sinh viên khi ra trường có thể làm trong lĩnh vực phát triển cộng đồng với tư cách là Cán bộ dự án, điều phối dự án phát triển cộng đồng, Trợ lí dự án phát triển cộng đồng và Cán bộ truyền thông trong dự án phát triển. Nơi làm việc có thể mở rộng: các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, các tổ chức- đơn vị làm việc trong lĩnh vực phát triển
- Nhân viên công tác xã hội: Làm việc trong những cơ sở trợ giúp những người yếu thế trong xã hội với tư cách là những người tham gia vào quá trình vận động chính sách, hoạch định chính sách có liên quan tới truyền thống và văn hoá, giáo dục cá nhân, cộng đồng, thay đổi hành vi. Đồng thời thực hiện tư vấn, hỗ trợ trị liệu trong các bệnh viện, trường học.
- Nhà quản trị công tác xã hội: Tham mưu xây dựng chính sách cho các đối tượng yếu thế trong xã hội; Giám sát quá trình thực thi chính sách và đưa ra khuyến nghị sửa đổi, bổ sung. Có cơ hội làm việc trong các Ban, Ngành soạn thảo, ban hành chính sách vẫn còn thiếu sự tham gia của nhân viên Công tác xã hội.
- Cán bộ đào tạo, nghiên cứu trong các dự án phát triển: Tìm hiểu nhu cầu của cộng đồng; Lên chương trình, nội dung kiến thức (phù hợp với mục đích, đối tượng của từng dự án, nhu cầu người học); Tổ chức đào tạo hoặc hỗ trợ đào tạo; Tham gia thực hiện đào tạo dự án; Lượng giá hoạt động đào tạo dự án.
- Giảng viên giảng dạy Công tác xã hội trong các cơ sở đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học…
- Nhà tư vấn/ tham vấn trong các công ty, Trung tâm làm dịch vụ tư vấn/ tham vấn tâm lí.
- Cán bộ trong các lĩnh vực xã hội: Cán bộ nghiên cứu, cán bộ dự án phát triển cộng đồng tại các Viện, các Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng Công tác xã hội, các Tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước…
Với tất cả những cơ hội nghề nghiệp rộng mở như vậy, chắc chắn rằng Công tác xã hội luôn là một sự lựa chọn tuyệt vời cho các ban học sinh đam mê trải nghiệm, sáng tạo, giàu lòng nhân ái, sẵn sàng góp sức phát triển xã hội.
Bạn còn chờ điều gì nữa?
Hãy đăng ký xét tuyển ngành Công tác xã hội của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam ngay bây giờ nào!
- Vai trò của công tác xã hội trường học trong hỗ trợ giảm thiểu vấn đề bạo lực học đường - Phần 2
- Vai trò của công tác xã hội trường học trong hỗ trợ giảm thiểu vấn đề bạo lực học đường - Phần 1
- Nghề công tác xã hội - nghề của lòng trắc ẩn
- Phải chăng Công tác xã hội thì ra trường làm từ thiện?
- 5 LÝ DO BẠN CHỌN NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
- Vì sao Việt Nam đang khát nhân lực ngành tâm lý học?
- Tìm hiểu ngành Tâm lý học siêu tiềm năng, không lo thất nghiệp mà còn khiến nhiều người nể phục
- Học ngành Tâm lý học có dễ xin việc làm không?
- Học tâm lý học - thực tiễn và nhiều cơ hội hơn trước
- Những cơ hội và thách thức khi học ngành Tâm lý học
- Ngành Tâm lý học: Mức lương, cơ hội việc làm
- HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÓ DỄ XIN VIỆC LÀM HAY KHÔNG?
- VÌ SAO BẠN NÊN CHỌN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI?
- Khám phá ngành công tác xã hội
- Review ngành Công tác xã hội – Ngành học của sự gắn kết yêu thương
- Các kỹ năng cần có trong ngành công tác xã hội
- Mức Lương Ngành Công Tác Xã Hội Ở Việt Nam Cao Hay Thấp?
- Tâm lý học - ngành học kỳ diệu bạn có thể chưa biết!
- Nhắn gửi đến sinh viên K10 ngành Công tác xã hội - Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Con đường tôi chọn là Công Tác Xã Hội – VYA
- Duyên trời định với ngành Công tác xã hội tại VYA
- Gần một năm theo học ngành Tâm lý học tại VYA
- Để thành công thì phải biết lên kế hoạch từ những việc nhỏ nhất
- Nữ sinh tài năng Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam thần tượng Hoa hậu Khánh Vân
- Hành trình nuôi dưỡng trái tim yêu thương là hành trình đến với gia đình CÔNG TÁC XÃ HỘI ở VYA