Tâm lý là tất cả hiện tượng của đời sống tinh thần, thế giới bên trong của con người, nó gắn liền và điều hành mọi hành vi, hoạt động sống của con người.
1. Ngành Tâm lý học là gì?
Nếu bạn muốn hiểu cảm xúc của mình và của người khác; luôn cố gắng lý giải hành vi của bản thân hoặc những người xung quanh, luôn có sự nhạy cảm và biết cách chăm sóc sức khỏe tinh thần thật tốt thì bạn thực sự nên học ngành Tâm lý học. Ngành học này sẽ giúp bạn khám phá đời sống tinh thần của bản thân, hiểu rõ hơn về các cơ chế hành vi tâm lý của con người, từ đó tiến đến quá trình trưởng thành đích thực dễ dàng hơn. Người học Tâm lý học xong vẫn có thể gặp đau khổ, thất bại như bao người khác nhưng ngành học này sẽ giúp bạn trở nên vững vàng hơn khi đương đầu với thách thức, hiểu bản thân thật sự để có thể tìm được sức mạnh nội lực của chính mình. Nhiệm vụ của nhà Tâm lý học là lý giải bản chất các hiện tượng tâm lý, mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý đó và ảnh hưởng của nó tới đời sống của cá nhân, xã hội.
2. Quá trình đào tạo
Sinh viên học ngành Tâm lý học ở Học viện Thanh thiếu niên sẽ tích lũy đủ 132 tín chỉ bao gồm cả ngoại ngữ và tin học. Các môn học thuộc khối kiến thức chung sẽ trang bị cho người học những hiểu biết cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, về pháp luật, chính trị và bối cảnh văn hóa Việt Nam. Các môn cơ sở ngành sẽ giúp sinh viên có hiểu biết về con người như: đặc điểm của các giai đoạn phát triển người; đặc điểm nhân cách người; hành vi con người và môi trường xã hội; các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý con người như văn hóa, nguồn gốc gia đình; quá trình giáo dục, trí tuệ…
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đào tạo ngành Tâm lý học theo định hướng tham vấn tâm lý cho thanh thiếu nhi. Người học sẽ được học các kỹ năng tham vấn trẻ em tập trung vào các vấn đề như lạm dụng, xâm hại, bạo lực, bắt nạt, gây hấn, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ bị tổn thương và gặp các khó khăn từ gia đình.
Tất cả các học phần trên đều được đào tạo theo mô hình mà chúng tôi vẫn gọi là “Bánh hamburger”, tức là lớp lý thuyết rồi đến thực hành/ thực tập đan xen nhau. Ngoài ra sinh viên sẽ có cơ hội trải nghiệm các hoạt động của mạng lưới ngành nghề và các hoạt động của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, một nơi phát triển mạnh mẽ các hoạt động của Thanh niên.
3. Nơi làm việc sau khi ra trường
Ngành, nghề Tâm lý học đã thịnh hành và đóng vai trò quan trọng ở các nước phát triển bởi khi đời sống vật chất được đảm bảo thì nhu cầu chăm sóc đời sống tinh thần của con người cũng tăng cao hơn. Chính vì vậy, cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Tâm lý học luôn được rộng mở ở nhiều môi trường làm việc. Về cơ bản, người học ngành này có thể làm nghiên cứu, thực hành và giảng dạy ở các lĩnh vực sau:
- Trong lĩnh vực trường học: Giảng dạy chuyên ngành Tâm lý học ở các trường cao đẳng và đại học, có thể làm nhà tâm lý học trường học.
- Trong lĩnh vực Y tế: Nhà Tâm lý sẽ làm việc trong bệnh viện, đánh giá các vấn đề tâm bệnh lý của người bệnh, có thể tham vấn và trị liệu can thiệp cho nhóm trẻ em và thanh thiếu niên, tư vấn cho gia đình.
-Trong lĩnh vực doanh nghiệp, nhân sự: Nhà Tâm lý học công nghiệp và tổ chức sẽ tư vấn về các nội dung như quản lý con người; tâm lý và chiến lược quảng cáo doanh nghiệp, thúc đẩy động cơ làm việc cho người lao động…
- Trong lĩnh vực tòa án, pháp lý: Nhà tâm lý học có thể nghiên cứu tâm lý tội phạm, trực tiếp thực hiện các hoạt động hỗ trợ nhằm thay đổi hành vi con người.
- Trong các tổ chức phi chính phủ: Thực hiện các dự án nâng cao nhận thức cộng đồng về các vấn đề của trẻ em, phụ nữ, gia đình, cộng đồng.
Ở các nước phát triển, khi người học Tâm lý học đạt đầy đủ các điều kiện đạo tạo, thực hành họ sẽ được cấp văn bằng, chứng nhận và giấy phép hành nghề độc lập. Ở Việt Nam hiện nay có nhiều người tốt nghiệp đại học và sau đại học chuyên ngành Tâm lý học đã mở các Trung tâm, đơn vị hoạt động riêng dưới sự quản lý của Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam.
- Vai trò của công tác xã hội trường học trong hỗ trợ giảm thiểu vấn đề bạo lực học đường - Phần 2
- Vai trò của công tác xã hội trường học trong hỗ trợ giảm thiểu vấn đề bạo lực học đường - Phần 1
- Nghề công tác xã hội - nghề của lòng trắc ẩn
- Phải chăng Công tác xã hội thì ra trường làm từ thiện?
- 5 LÝ DO BẠN CHỌN NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
- Vì sao Việt Nam đang khát nhân lực ngành tâm lý học?
- Tìm hiểu ngành Tâm lý học siêu tiềm năng, không lo thất nghiệp mà còn khiến nhiều người nể phục
- Học ngành Tâm lý học có dễ xin việc làm không?
- Học tâm lý học - thực tiễn và nhiều cơ hội hơn trước
- Những cơ hội và thách thức khi học ngành Tâm lý học
- Ngành Tâm lý học: Mức lương, cơ hội việc làm
- HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÓ DỄ XIN VIỆC LÀM HAY KHÔNG?
- VÌ SAO BẠN NÊN CHỌN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI?
- Khám phá ngành công tác xã hội
- Review ngành Công tác xã hội – Ngành học của sự gắn kết yêu thương
- Các kỹ năng cần có trong ngành công tác xã hội
- Mức Lương Ngành Công Tác Xã Hội Ở Việt Nam Cao Hay Thấp?
- Tâm lý học - ngành học kỳ diệu bạn có thể chưa biết!
- Nhắn gửi đến sinh viên K10 ngành Công tác xã hội - Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Con đường tôi chọn là Công Tác Xã Hội – VYA
- Duyên trời định với ngành Công tác xã hội tại VYA
- Gần một năm theo học ngành Tâm lý học tại VYA
- Để thành công thì phải biết lên kế hoạch từ những việc nhỏ nhất
- Nữ sinh tài năng Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam thần tượng Hoa hậu Khánh Vân
- Hành trình nuôi dưỡng trái tim yêu thương là hành trình đến với gia đình CÔNG TÁC XÃ HỘI ở VYA