Học Quản lý nhà nước tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam có gì thú vị?

 

Khi nhắc tới ngành Quản lý nhà nước có lẽ nhiều người tò mò không biết ngành Quản lý nhà nước là ngành gì, chương trình học như thế nào, ra trường xin việc ở đâu, mức lương bao nhiêu. Để hiểu rõ bản chất của ngành Quản lý nhà nước, chúng ta cùng nhau khám phá nhé.

1. Quản lý nhà nước là ngành gì?

Quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước.

Quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội đối ngoại của nhà nước chủ quan của quản lý nhà nước là tổ chức hay mang tính quyền lực nhà nước trong quá trình hoạt động tới đối tượng quản lý.

Quản lý nhà nước là ngành đào tạo và nghiên cứu kiến thức thức về thủ tục hành chính, quản lý nhân sự, hoạch định chính sách, quản lý về các lĩnh vực…; đào tạo giúp người học có nhận thức sâu sắc về hệ thống tư tưởng của Đảng và Nhà nước.

 

 

2. Nội dung kiến thức của ngành quản lý nhà nước

Trong suốt 4 năm Đại học, sinh viên chuyên ngành Quản lý nhà nước sẽ được trang bị kiến thức cơ bản nhất về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp; các lĩnh vực của đời sống xã hội; kiến thức về quản lý nhân sự. Vì vậy, khi nhận được tắm bằng của ngành Quản lý nhà nước bạn có khả năng đảm nhận công tác về quản lý, quản lý nhà nước, quản lý hành chính nhà nước; giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến thủ tục hành chính…

Kiến thức cơ bản

- Các kiến thức cơ bản về lý luận chính trị

- Các kiến thức cơ bản về tâm lý học, xã hội học, nghiên cứu khoa học, kinh tế học phục vụ cho việc tiếp thu kiến thức chuyên ngành, nâng cao trình độ, học tập ở trình độ cao hơn, nghiên cứu các giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn

- Các kiến thức và kỹ năng về giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng.

Kiến thức đại cương

- Kiến thức về khoa học quản lý

- Kiến thức về khoa học pháp lý

- Kiến thức về khoa học tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

- Kiến thức cơ sở về một số nghiệp vụ hành chính

Kiến thức chuyên ngành

- Kiến thức chuyên ngành quản lý nhân sự trong khu vực công

- Kiến chức chuyên ngành thiết kế và phân tích tổ chức bộ máy nhà nước

- Kiến thức chuyên ngành hoạch định và phân tích chính sách công

- Kiến thức chuyên ngành thủ tục hành chính

- Kiến thức chuyên ngành quản lý về kinh tế, tài chính

- Kiến thức chuyên ngành quản lý xã hội: văn hóa, y tế, giáo dục, tôn giáo, dân tộc,…

Kiến thức nghiệp vụ

- Kiến thức về tin học văn phòng

- Kiến thức về tiếng anh chuyên ngành

- Kiến thức về nghiệp vụ hành chính

3. Cách tìm việc ngành Quản lý nhà nước hiệu quả

Do đặc thù của ngành học nên cử nhân Quản lý nhà nước có thể tìm kiếm được việc làm ngay trong khu vực nhà nước đó là các cơ quan hành chính thuộc Nhà nước. Thông tin tuyển dụng được đăng công khai trên trang web của cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Hoặc các bạn có thể dễ tìm kiếm vị trí việc làm của ngành quản lý nhà nước trong trang Tuyendungcongchuc.vn và các các web riêng của từng đơn vị. Do là cơ quan nhà nước nên các đơn vị tuyển dụng có phương pháp, hình thức tuyển dụng đặc thù hơn so với khu vực ngoài nhà nước.

Một vị trí việc làm nữa mà cử nhân Quản lý nhà nước cần quan tâm đó là có thể làm trong các vị trí thuộc tổ chức ngoài nhà nước. Nghiệp vụ quản lý nhà nước cho phép người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị thuộc tư nhân. Các bạn có thể tìm kiếm công việc ngoài nhà nước trong các trang web timviecnhanh, vieclam24h, timviec365, mywork, vietnamwork…để tìm kiếm các vị trí quản lý, hành chính, nhân sự phù hợp với bản thân.

 

 

4. Mức lương của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý nhà nước

Đây là câu hỏi thường trực của các bạn khi lựa chọn một công việc nào đó đúng không? Ngành Quản lý nhà nước không ngoại lệ.

Với những ngành học đặc thù như quản lý nhà nước, khi mà đa số mọi người đều lựa chọn đi làm trong các cơ quan hành chính công thì mức thu nhập sẽ hoàn toàn theo quy định của nhà nước, theo từng bậc lương, từng vùng và tăng tùy vào chính sách. Mức lương của bạn theo ngạch, bậc, thang bảng lương của nhà nước. Tuy nhiên, bật mí là làm việc trong khu vực nhà nước có sự ổn định và lâu dài, con đường chức nghiệp có thể thăng tiến nếu bạn cố gắng phấn đấu.

Đối với các bạn tốt nghiệp ngành Quản lý nhà nước có thể đi làm hành chính, nhân sự, nhân viên văn phòng... ở các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài thì thu nhập sẽ cao hơn khu vực nhà nước. Tính chất nghề nghiệp năng động, sáng tạo và có cơ hội nhận được mức lương cao nếu có năng lực.  Cụ thể, mức lương của bạn có thể bắt đầu ở khoảng 5 - 9 triệu/tháng và tăng dần lên 10 - 15 triệu/tháng nếu có kinh nghiệm.

about-star
about-star