Cơ hội làm việc và thực tập khi học ngành Quản lý nhà nước vô cùng lớn, cơ hội việc làm ngay từ những năm đầu Đại học. Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý nhà nước có thể đảm nhiệm công việc ở khu vực nhà nước và khu vực tư nhân
NGÀNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC LÀ NGÀNH GÌ?
Ngành quản lý nhà nước (Tên Tiếng Anh: State Management). Quản lý nhà nước là cụm từ chia thành hai về Quản lí và Nhà nước. Đó là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhằm ổn định kinh tế, chính trị, xã hội và phát triển đất nước theo hướng tích cực. Hoạt động quản lí nhà nước được thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước.
Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh và các nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo thực hiện một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hoá, xã hội và hành chính – chính trị của nước ta. Hay nói một cách khác, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành, điều hành của nhà nước.
Tổng quan về ngành Quản lý nhà nước
Chương trình tổng quát
Chương trình đào tạo ngành Quản lý Nhà nước cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quản lý, kiến thức chuyên sâu về quản lý hành chính nhà nước và có khả năng thực hiện được các công việc quản lý hành chính thuộc khu vực công hoặc khu vực tư.
Trong chương trình đào tạo đại học ngành Quản lý Nhà nước tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, bên cạnh các môn học theo chương trình khung của Bộ giáo dục và Đào tạo quy định cho ngành Quản lý nhà nước, sinh viên còn được trang bị các kiến thức chuyên ngành gắn với đặc thù của công tác quản lý nhà nước về thanh niên.
Với mục tiêu chú trọng về kỹ năng thực hành nghề nghiệp, sinh viên được đưa vào chương trình chính khóa 4 tín chỉ thực hành nghiệp vụ quản lý hành chính nhà nước với hình thức đa dạng, hấp dẫn cùng sự tham gia tư vấn của các chuyên gia là các nhà quản lý của bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp. Đặc biệt, sau những giờ nghiên cứu học thuật căng thẳng, các em sinh viên sẽ được thư giãn và rèn luyện sức khỏe trong giờ học vũ quốc tế, một trong những môn học thú vị và hấp dẫn của sinh viên trường Đoàn.
Về kiến thức đại cương:
- Các kiến thức cơ bản về lý luận chính trị (Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chính trị học đại cương, Lý luận nhà nước và pháp luật).
- Các kiến thức cơ bản về khoa hoc xã hội và nhân văn như tâm lý học, xã hội học, lịch sử văn minh thế giới, logic học, phương pháp nghiên cứu khoa học, kinh tế học,
- Các kiến thức và kỹ năng về giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng.
Kiến thức cơ sở ngành quản lý nhà nước:
- Kiến thức về khoa học quản lý: quản lý học đại cương, quản lý hành chính nhà nước, đạo đức công vụ
- Kiến thức về khoa học pháp lý: luật hiến pháp, luật hành chính
- Kiến thức về khoa học tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, nhân sự hành chính nhà nước
- Kiến thức cơ sở về một số nghiệp vụ hành chính: soạn thảo văn bản hành chính, thủ tục hành chính, văn hóa công sở
Kiến thức chuyên ngành quản lý nhà nước:
- Kiến thức chuyên ngành quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công:
- Kiến thức chuyên ngành quản trị địa phương
- Kiến thức chuyên ngành quản lý về kinh tế, cung cấp dịch vụ công
- Kiến thức chuyên ngành quản lý xã hội: văn hóa, giáo dục, y tế; dân số, lao động và tiền lương; dân tộc, tôn giáo; khoa học công nghệ, tài nguyên và môi trường; tổ chức phi chính phủ; đô thị và nông thôn.
- Kiến thức chuyên ngành quản lý nhà nước về công tác thanh niên
Kiến thức nghiệp vụ quản lý nhà nước:
- Kiến thức về tin học văn phòng
- Kiến thức về tiếng Anh chuyên ngành
- Kiến thức về nghiệp vụ hành chính: tổ chức và điều hành công sở, kiểm soát trong quản lý hành chính nhà nước; đánh giá nguồn nhân lực theo kết quả công việc
- Kiến thức về kỹ năng mềm để thực hiện các công việc hành chính gắn với đặc thù của cơ sở đào tạo: kỹ năng truyền thông; vũ quốc tế; kỹ năng lập kế hoạch trong quản lý hành chính nhà nước; khởi nghiệp trong thanh niên…
Học quản lý nhà nước sinh viên có những kỹ năng gì?
* Kỹ năng mềm được bổ trợ khi học ngành Quản lý nhà nước:
- Khả năng phân tích vấn đề và Khả năng giải quyết vấn đề;
- Nâng cao khả năng làm việc theo nhóm;
- Khả năng lắng nghe, giao tiếp, thuyết trình và đàm phán tốt;
- Có khả năng làm việc độc lập: đọc hiểu các tài liệu trong nước, ngoài nước về chuyên ngành quản lý;
- Sử dụng thành thạo các phần mềm : chuyên dụng thuộc chuyên ngành đào tạo, các phần mềm Microsoft office (word, excel, powerpoint);
- Nâng cao khả năng tiếng Anh giao tiếp và hoạt dộng chuyên môn.
* Kỹ năng cứng khi học ngành Quản lý nhà nước:
- Có khả năng soạn thảo các loại văn bản hành chính, văn bản quản lý nhà nước
- Lập kế hoạch tuyển dụng, bố trí nhân sự, kiểm tra và đánh giá nhân sự.
- Quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu
- Tổ chức hội họp, tiếp khách
- Sắp xếp, tổ chức công sở, phòng làm việc khoa học
- Có khả năng phân tích và đánh giá thực trang của việc quản lý hành chính Nhà nước trong các lĩnh vực.
- Giải quyết thủ tục hành chính trong nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị
- Hoạch định các chính sách công qua quá trình phân tích.
- Nghiên cứu khoa học hành chính, khoa học quản lý.
Tốt nghiệp ngành quản lý nhà nước có dễ xin việc?
Cơ hội làm việc và thực tập khi học ngành Quản lý nhà nước vô cùng lớn. Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý nhà nước có thể đảm nhiệm công việc ở các vị trí:
- Quản lý, chuyên viên hành chính các cơ quan thuộc khu vực công và khu vực tư;
- Công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước (ban, ngành, sở, phòng, trung tâm..), cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp các cấp;
- Công chức, viên chức làm việc trong hệ thống chính trị, các cơ quan Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang;
- Cán bộ hành chính văn phòng; thư ký tổng hợp; chuyên viên văn phòng; cán bộ văn thư – lưu trữ trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp;
- Làm việc ở Bộ phận tham mưu, tổng hợp; trợ lý cho các cấp lãnh đạo, quản lý cho các cơ quan, tổ chức;
- Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ngành Quản lý nhà nước ở các trường cao đẳng, đại học, các trung tâm và viện nghiên cứu;
Hi vọng ý kiến tư vấn bên trên sẽ cho các bạn cái nhìn khái quát và hữu ích nhất về ngành Quản lí Nhà Nước.
- Tương lai ngành Luật trong thời kỳ hội nhập
- Tương lai và cơ hội việc làm ngành Luật trong xu thế hội nhập toàn cầu
- Bật mí những khó khăn khi học Ngành Luật mà bạn cần biết
- Sinh viên học luật ra làm gì? Đây là 10 việc làm ngành luật 'hái ra tiền'
- Ngành Luật là gì? Ra trường làm gì?
- Sự thu hút của ngành Luật
- Điều bạn chưa biết về Ngành xây dựng đảng và chính quyền nhà nước?
- Ngành quản lý nhà nước là gì, cơ hội công việc ra sao?
- Nghề Pháp chế, Nhân sự - hướng đi “hút” bạn trẻ yêu thích nhóm ngành Luật
- Học Quản lý nhà nước tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam có gì thú vị?
- Ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước học gì và ra trường làm những công việc nào?
- Tuyển sinh ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước
- Những lợi ích khi học Quản lý nhà nước
- Học Luật cần những tố chất nào ?
- Những hiểu lầm thường gặp khi nói đến học ngành Luật
- Giới thiệu ngành Xây dựng đảng và chính quyền nhà nước
- Phiên toà giả định - môn học đặc biệt của sinh viên ngành Luật VYA
- Tuyển sinh ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước
- Tuyển sinh ngành Quản lý Nhà nước
- Giới thiệu ngành Luật tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Ngành Luật - Cơ hội việc làm vô cùng hấp dẫn
- Tuyển sinh ngành Luật