1. Lợi ích học Ngành Quản lý nhà nước?
Học Quản lý nhà nước sinh viên sẽ trang bị cho bản thân những kiến thức nghề nghiệp gì? Đây là băn khoăn đầu tiên khi chúng ta muốn tìm hiểu về một ngành nào đó.
Học ngành Quản lý Nhà nước tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam sinh viên có được kiến thức cơ bản về quản lý, kiến thức chuyên sâu về quản lý hành chính nhà nước và có khả năng thực hiện được các công việc quản lý hành chính thuộc khu vực công và khu vực tư.
1.1. Về kiến thức
- Nắm vững hệ thống tri thức khoa học những nền tảng nguyên lý của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nền tảng kiến thức khoa học xã hội để hình thành phương pháp luận, tư duy khoa học xã hội và khoa học quản lý.
- Nắm vững những kiến thức nền tảng về Nhà nước và pháp luật, đạo đức công vụ và những người hiểu biết về trình tự, thủ tục trong thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước;
- Nắm vững kiến thức chuyên sâu về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, dân tộc, tôn giáo, tổ chức phi chính phủ, công tác thanh thiếu nhi, dịch vụ công ...
- Nắm vững tư duy, nguyên tắc, hiểu biết sâu sắc về xây dựng thể chế, tổ chức bộ máy, quản lý nguồn nhân lực và cơ chế vận hành trong quản lý nhà nước.
1.2. Về kỹ năng
- Hình thành kỹ năng đánh giá, tham mưu, phản biện xã hội trong thực thi chính sách và hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.
- Hình thành kỹ năng trong việc xử lý các ngôn ngữ phát sinh trong quản lý nhà nước gắn với sự thay đổi mới tư duy lãnh đạo nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
- Hình thành kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin phục vụ hoạt động lãnh đạo trong quản lý nhà nước.
- Thành thạo kỹ năng trong việc xử lý các công việc nội bộ tại cơ quan nhà nước như thiết lập kế hoạch, chỉnh sửa văn bản hành chính, tổ chức, phối hợp, điều hành, kiểm soát, ra quyết định, xây dựng văn hóa tổ chức.
- Thành thạo kỹ năng giao tiếp, truyền thông, phối hợp trong xử lý các mối quan hệ giữa nhà nước, chính quyền với tổ chức, công dân
- Thành thạo kỹ năng, nghiệp vụ trong tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh niên.
1.3. Về phẩm chất, thái độ
- Có bản chính trị vững vàng, yêu nước, trung thành với mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiênn định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức tổ chức kỷ luật cao; có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; ham học hỏi, cầu tiến bộ, tôn trọng mọi người.
- Có ý thức, chế độ tôn trọng, tuân thủ và chấp hành pháp luật, kỷ luật, kỷ cương trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
- Có ý thức và tư vấn phản biện về các vấn đề thực hiện trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội;
- Hình thành nền tảng nghề nghiệp vàng, có trí tuệ và đạo đức nghề nghiệp trong sáng.
- Tích cực chủ động tham gia các hoạt động xã hội, góp phần cải tiến cách tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
2. Học Quản lý nhà nước ra có dễ xin việc?
Học quản lý nhà nước có dễ xin việc không? Đây là câu hỏi luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm. Bất cứ ngành nghề nào cũng đều có giá trị riêng biệt của nó. Cơ hội việc làm luôn phụ thuộc vào bản thân chúng ta. Yếu tố may mắn chỉ chiếm một phân trăm rất nhỏ. Quan trọng là bản thân chúng ta nỗ lực và cố gắng ra sao. Với chuyên ngành quản lí Nhà nước cũng thế. Nói dễ cũng không phải dễ nhưng khó lại chẳng hoàn toàn là đúng. Bạn có kiến thức vững vàng, có kĩ năng và nhiệt huyết thì việc thi vào biên chế hay có một chỗ đứng vững chắc trong doanh nghiệp không phải là điều quá khó khăn. Các kiến thức được đào tạo tại trường đại học sẽ là nền tảng để bạn phát triển các công việc, có thể kể đến như:
- Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước ở trung ương: Chính phủ, các công việc Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổng cục, địa phương thuộc Bộ; các cơ quan của Quốc hội.
- Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan của Đảng, tổ chức chính - xã hội từ trung ương xuống địa phương (Công đoàn, Hội Liện hiệp nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh ...)
- Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước ở địa phương: Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp.
- Các chức danh của công chức cấp xã: công chức văn phòng, thống kê hệ thống; địa chính, xây dựng, đô thị, nông nghiệp, môi trường; tư pháp, hộ tịch; văn hóa xã hội.
- Nhân viên hành chính, văn phòng; nhân viên làm công tác tổ chức cán bộ tại tất cả các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
- Làm công tác giảng dạy về khoa học hành chính, khoa học quản lý tại các cơ sở giáo dục
Sau khi tốt nghiệp các bạn sẽ trở thành các cử nhân quản lí nhà nước. Tuy đặc trưng là quản lí nhà nước nhưng bạn có thể áp dụng các kiến thức đã học để làm trong cả khu vực công và khu vực ngoài nhà nước.
Vậy còn băn khoăn gì mà không chọn ngành Quản lý nhà nước làm bước đệm tiến đến tương lai nhỉ?
- Tương lai ngành Luật trong thời kỳ hội nhập
- Tương lai và cơ hội việc làm ngành Luật trong xu thế hội nhập toàn cầu
- Bật mí những khó khăn khi học Ngành Luật mà bạn cần biết
- Sinh viên học luật ra làm gì? Đây là 10 việc làm ngành luật 'hái ra tiền'
- Ngành Luật là gì? Ra trường làm gì?
- Sự thu hút của ngành Luật
- Điều bạn chưa biết về Ngành xây dựng đảng và chính quyền nhà nước?
- Ngành quản lý nhà nước là gì, cơ hội công việc ra sao?
- Nghề Pháp chế, Nhân sự - hướng đi “hút” bạn trẻ yêu thích nhóm ngành Luật
- Học Quản lý nhà nước tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam có gì thú vị?
- Ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước học gì và ra trường làm những công việc nào?
- Tuyển sinh ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước
- Học Luật cần những tố chất nào ?
- Những hiểu lầm thường gặp khi nói đến học ngành Luật
- Giới thiệu ngành Xây dựng đảng và chính quyền nhà nước
- Quản lý Nhà nước - Cơ hội việc làm vô cùng hấp dẫn
- Phiên toà giả định - môn học đặc biệt của sinh viên ngành Luật VYA
- Tuyển sinh ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước
- Tuyển sinh ngành Quản lý Nhà nước
- Giới thiệu ngành Luật tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Ngành Luật - Cơ hội việc làm vô cùng hấp dẫn
- Tuyển sinh ngành Luật