Đã trúng tuyển ĐH bằng phương thức xét tuyển sớm, tuy nhiên thí sinh nhận được thông báo về việc đi nghĩa vụ quân sự ngày 13.8 mà không có xác nhận theo học tại trường ĐH thì đủ điều kiện nhập ngũ. Thí sinh cần làm gì?
Thanh niên TP.HCM thực hiện nghĩa vụ quân sự, lên đường nhập ngũ năm 2022
Chương trình tư vấn chủ đề “Lời khuyên trước khi kết thúc đăng ký nguyện vọng" của Báo Thanh Niên vừa diễn ra chiều qua, 18.8. Trong chương trình, MC cho biết một thí sinh ở TP.Mỹ Tho, Tiền Giang phản ánh thí sinh nhận được thông báo về việc đi nghĩa vụ quân sự.
Cụ thể, ngày 21.7, Hội đồng nghĩa vụ quân sự của phường nơi thí sinh sinh sống gửi giấy yêu cầu thí sinh phải nộp giấy xác nhận đang theo học tại các trường, chậm nhất là ngày 13.8, nếu không thì sẽ xem xét chuyển thí sinh này sang diện đủ điều kiện nhập ngũ.
Vấn đề ở đây là theo quy chế tuyển sinh năm nay, đến ngày 20.8 mới hết thời hạn đăng ký xét tuyển. Còn từ ngày 21-28.8, thí sinh xác nhận nguyện vọng và đóng lệ phí xét tuyển, đến 17.9 các trường mới công bố kết quả xét tuyển và 30.9 là hạn cuối xác nhận nhập học. Câu hỏi nêu ra là “Thí sinh này có thể có được giấy xác nhận từ trường ĐH cho dù thí sinh đã có kết quả trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển sớm không? Thí sinh nên làm gì?”.
Đây là tình huống mà nhiều thí sinh gặp phải trong năm nay. Tiến sĩ Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức, cho biết các năm trước thời điểm xét tuyển, nhập học sớm hơn năm 2022. Theo ông Viên, thí sinh nên làm đơn gửi tới Ban chỉ huy quân sự xã, phường để báo cáo tình hình là phải chờ kết quả xét tuyển ĐH của Bộ GD-ĐT để Ban chỉ huy quân sự địa phương có thể hiểu được quy định tuyển sinh.
Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, khẳng định các trường ĐH không đủ điều kiện xác nhận học sinh trúng tuyển phương thức xét tuyển sớm vì đó là quy chế.
Tuy nhiên, theo ông Hải, việc gia đình và thí sinh cần làm là viết đơn, đính kèm thêm quy chế của Bộ GD-ĐT để cơ quan địa phương nắm quy trình tuyển sinh ĐH năm nay để địa phương xem xét liệu rằng các em có chính thức phải nhập ngũ hay không.
“Cho tới cuối tháng 9 này, thí sinh mới biết mình trúng vào trường nào, thì khi đó hội đồng tuyển sinh của trường đủ điều kiện để xác nhận trúng tuyển và các em tiếp tục gửi giấy xác nhận trúng tuyển tới Ban chỉ huy quân sự xã, phường”, ông Hải nói.
Các chuyên gia tham gia chương trình tư vấn chiều 18.8
Tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành-người từng giải quyết tình huống tương tự cho thí sinh trong mùa tuyển sinh năm nay, cho biết có những việc thí sinh cần làm ngay.
Theo ông Lưu, đầu tiên, thí sinh cần viết đơn đề nghị tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, gửi về Ban chỉ huy quân sự nơi cư trú cấp xã phường. Trong đơn, thí sinh nên đính kèm quyết định 1683 của Bộ GD-ĐT triển khai công tác tuyển sinh năm 2022 để Ban chỉ huy quân sự nắm được thông tin rằng đến cuối tháng 9, học sinh mới có thể được xác nhận nhập học dù đã trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển sớm.
Học sinh cần chú ý, trong đơn cũng phải cam kết việc tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đến thời điểm nào và khi nào sẽ bổ sung giấy tờ (giấy xác nhận trúng tuyển của trường ĐH), còn nếu không có đầy đủ giấy tờ như trình bày thì sẽ sẵn sàng và nghiêm chỉnh chấp hành nghĩa vụ quân sự theo Luật Nghĩa vụ quân sự.
Ông Lưu cũng nêu ví dụ các năm trước, do ảnh hưởng dịch Covid-19, năm học kéo dài hơn bình thường nên sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành nhận được thông báo thực hiện nghĩa vụ quân sự. Sinh viên cũng làm đơn và nhà trường xác nhận cho sinh viên rằng vì tình hình dịch bệnh nên em đó vẫn đang trong thời gian học tập ở trường.
Chương trình tư vấn chủ đề “Lời khuyên trước khi kết thúc đăng ký nguyện vọng" của Báo Thanh Niên diễn ra chiều 18.8, được truyền hình trực tuyến trên các kênh thanhnien.vn, Fanpage Facebook, kênh YouTube, TikTok Báo Thanh Niên.
Còn khoảng 24 giờ nữa kết thúc việc đăng ký nguyện vọng của thí sinh, còn lại chuyển sang việc điều chỉnh, đóng lệ phí. Hạn chót đăng ký nguyện vọng là 17 giờ ngày 20.8.2022.
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống, khai giảng năm học mới và đón nhận chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học
- Sinh viên học ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước ra trường làm công việc gì?
- Học ngành Công tác xã hội, sinh viên có cơ hội việc làm ngay từ năm hai
- Chi tiết điểm chuẩn năm 2024 Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, cao nhất 27,5
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức nhập học cho tân sinh viên khóa 13
- Thông báo nhập học online đối với thí sinh ở vùng bị ảnh hưởng do bão lũ
- Bộ Giáo dục và Đào tạo gia hạn thời gian xác nhận nhập học trực tuyến
- Hướng dẫn nộp lệ phí xét tuyển đại học năm 2024
- Từ ngày 1/7, thí sinh tự do đăng ký cấp tài khoản trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT
- Hội nghị lần thứ 11 của hội đồng học viện nhiệm kỳ 2021-2026
- Hào hứng với giờ học thực tế của sinh viên ngành Quan hệ công chúng – Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Học Ngành Công tác Thanh thiếu niên cơ hội việc làm, thăng tiến ra sao?
- Nữ sinh nghèo hiếu học được đặc cách vào trường công an
- Thứ trưởng Bộ GDĐT nhắn nhủ hơn 1 triệu thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2023
- Số lượng thí sinh thi đại học năm 2023
- Vì sao 1/3 tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT từ bỏ cơ hội vào đại học?
- Bộ GD&ĐT công bố những ngành có tỷ lệ tuyển sinh cao nhất
- Sinh viên cần chuẩn bị những gì cho môi trường Đại học
- Học đại học cần chuẩn bị những gì?
- Sinh viên năm nhất lên đại học cần chuẩn bị gì cho đầy đủ?
- Bằng cấp không quan trọng nhưng vì sao vẫn phải học đại học?
- Đại học không “học đại”
- Có cần học đại học không?
- 6 lí do bạn nên học đại học
- Tranh cãi nên đi du học hay học đại học ở trong nước?