Hà Nội có 22.187 thí sinh không nhập nguyện vọng lên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung, cách biệt khá lớn với các tỉnh thành còn lại.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ GD&ĐT, tính đến hết thời gian mở lại hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung (đến 17h ngày 23/8), cả nước vẫn còn 315.993 thí sinh ban đầu có dự kiến đăng ký xét tuyển vào đại học nhưng sau đó đã không nhập nguyện vọng lên hệ thống.
20 tỉnh thành có số thí sinh không đăng ký xét tuyển nhiều nhất
Dựa trên phân tích cơ sở dữ liệu của 315.993 thí sinh này, Bộ GD&ĐT cho biết 20 tỉnh thành có số thí sinh không đăng ký xét tuyển nhiều nhất xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới lần lượt là: Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, TP.HCM, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bắc Giang, An Giang, Hải Dương, Thái Bình, Phú Thọ, Đồng Tháp, Bình Định, Long An, Bến Tre, Quảng Nam, Quảng Bình, Bình Thuận, Tiền Giang và Kiên Giang.
Trong đó, số liệu 22.187 thí sinh không nhập nguyện vọng của TP Hà Nội có cách biệt khá lớn với tỉnh đứng thứ hai (Thanh Hóa) và các tỉnh thành còn lại.
20 địa phương có số thí sinh không đăng ký xét tuyển nhiều nhất (Ảnh: Bộ GD&ĐT).
Xét theo 3 miền Bắc - Trung - Nam, tỷ lệ thí sinh không đăng ký xét tuyển lần lượt là miền Bắc: 38%, miền Trung: 32% và miền Nam: 30%.
Tỷ lệ thí sinh không đăng ký xét tuyển theo các miền trên cả nước (Ảnh: Bộ GD&ĐT).
Xét theo các vùng trên cả nước, vùng có tỷ lệ thí sinh không đăng ký xét tuyển cao nhất là Đồng bằng sông Hồng (22%), sau đó đến các vùng: Đồng bằng sông Cửu Long (19%), Miền núi phía Bắc (16%), Bắc Trung Bộ (15%), Đông Nam Bộ (11%), Nam Trung Bộ (10%) và thấp nhất là Tây Nguyên (7%).
Tỷ lệ thí sinh không đăng ký xét tuyển theo các vùng trên cả nước (Ảnh: Bộ GD&ĐT).
Xét theo các khu vực ưu tiên, khu vực có tỷ lệ này cao nhất là khu vực 1 (các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ) với 35%.
Đứng thứ 2 là khu vực 2 nông thôn với 33%. Đứng thứ 3 với 22% là khu vực 2 (các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương trừ các xã thuộc KV1). Xếp cuối cùng là khu vực 3 (các quận nội thành của thành phố trực thuộc trung ương) với 10%.
Tỷ lệ thí sinh không đăng ký xét tuyển theo các khu vực ưu tiên (Ảnh: Bộ GD&ĐT).
Bộ GD&ĐT cũng đưa ra con số thống kê điểm theo các tổ hợp xét tuyển chính của nhóm thí sinh không đăng ký xét tuyển. Theo thống kê này, điểm các tổ hợp của 315.993 thí sinh không đăng ký xét tuyển đều hầu hết ở mức thấp hơn mức điểm trung vị và điểm trung bình của phổ điểm thi tốt nghiệp THPT.
Đặc biệt ở các khối A0, A1 và B0, mức điểm đại đa số là rất thấp, thấp hơn mức điểm trung vị, điểm trung bình và thấp hơn 15 điểm/tổ hợp.
Riêng khối C0 điểm có khá hơn, tuy nhiên năm nay tổ hợp C0 có phổ điểm thí sinh đạt được rất cao trên cả nước, do vậy mức độ cạnh tranh xét tuyển sẽ cao hơn, điểm sàn mà các trường công bố cũng có xu hướng cao hơn.
Thống kê điểm theo các tổ hợp xét tuyển chính của nhóm thí sinh không đăng ký xét tuyển (Ảnh: Bộ GD&ĐT).
Bộ GD&ĐT cho biết thêm, năm 2020, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển trên hệ thống là 642.270; năm 2021 là 794.739. Theo số liệu này, số thí sinh đăng ký xét tuyển năm 2022 giảm so với năm 2021 khoảng 20% và chỉ giảm 3,4% so với năm 2020.
Tuy nhiên, cần lưu ý số lượng đăng ký xét tuyển tăng mạnh ở năm 2021 có lý do quan trọng là tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều thí sinh không thể du học và nhiều em học phổ thông, học đại học ở nước ngoài cũng đã trở về Việt Nam để học tập.
"Điểm khác biệt căn bản trong việc đăng ký xét tuyển năm 2022 là thí sinh đăng ký nguyện vọng lên hệ thống sau khi đã biết kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Do đó, số liệu năm 2022 thể hiện con số thực chất, thực lực của thí sinh có khả năng cạnh tranh xét tuyển vào đại học, mong muốn vào học đại học sau khi đã có đầy đủ thông tin về kết quả thi tốt nghiệp THPT (kể cả điểm sau phúc khảo). Đây là tín hiệu tích cực thể hiện các định hướng và quyết định chủ động của thí sinh khi có đủ thông tin", thông báo của Bộ GD&ĐT nêu rõ.
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống, khai giảng năm học mới và đón nhận chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học
- Sinh viên học ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước ra trường làm công việc gì?
- Học ngành Công tác xã hội, sinh viên có cơ hội việc làm ngay từ năm hai
- Chi tiết điểm chuẩn năm 2024 Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, cao nhất 27,5
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức nhập học cho tân sinh viên khóa 13
- Thông báo nhập học online đối với thí sinh ở vùng bị ảnh hưởng do bão lũ
- Bộ Giáo dục và Đào tạo gia hạn thời gian xác nhận nhập học trực tuyến
- Hướng dẫn nộp lệ phí xét tuyển đại học năm 2024
- Từ ngày 1/7, thí sinh tự do đăng ký cấp tài khoản trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT
- Hội nghị lần thứ 11 của hội đồng học viện nhiệm kỳ 2021-2026
- Hào hứng với giờ học thực tế của sinh viên ngành Quan hệ công chúng – Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Học Ngành Công tác Thanh thiếu niên cơ hội việc làm, thăng tiến ra sao?
- Nữ sinh nghèo hiếu học được đặc cách vào trường công an
- Thứ trưởng Bộ GDĐT nhắn nhủ hơn 1 triệu thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2023
- Số lượng thí sinh thi đại học năm 2023
- Vì sao 1/3 tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT từ bỏ cơ hội vào đại học?
- Bộ GD&ĐT công bố những ngành có tỷ lệ tuyển sinh cao nhất
- Sinh viên cần chuẩn bị những gì cho môi trường Đại học
- Học đại học cần chuẩn bị những gì?
- Sinh viên năm nhất lên đại học cần chuẩn bị gì cho đầy đủ?
- Bằng cấp không quan trọng nhưng vì sao vẫn phải học đại học?
- Đại học không “học đại”
- Có cần học đại học không?
- 6 lí do bạn nên học đại học
- Tranh cãi nên đi du học hay học đại học ở trong nước?