Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết, chỉ nhờ đọc sách mà ông trở thành ông của hiện tại, chính vì thế, sách rất quan trọng, khi văn hoá đọc lên ngôi, cái xấu dần được đẩy lùi.
Ngày 26/6, Tân Việt Books cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các mạnh thường quân tổ chức khai trương Nhà văn hóa và Không gian văn hóa đọc cộng đồng, thôn Văn Hàn Trung, xã Thái Hưng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Đây là điểm sáng tiếp theo nằm trong dự án tích hợp Nhà văn hóa và Không gian văn hóa đọc cộng đồng do Tân Việt Books khởi xướng. Không gian đọc mới này sạch sẽ, khang trang, mát mẻ, nằm ngay giữa trung tâm của thôn với 4000 đầu sách.
Đánh thức đam mê đọc sách
Phát biểu tại lễ khai trương, ông Nguyễn Ngọc Bảo – Cục phó Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) chia sẻ: “Chúng tôi luôn đau đáu làm sao đưa sách gần hơn tới người dân. Làm sao phát triển văn hoá đọc bền vững chứ không làm theo phong trào. Đây là dự án cộng đồng, không sử dụng ngân sách Nhà nước và việc đưa sách tới từng thôn, bản là hướng đi rất đúng đắn. Khi đưa văn hoá đọc vào cộng đồng thì không thể tách rời cộng đồng đó. Tôi trân trọng và đánh giá cao những gì mà dự án đã triển khai”.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa – Phó Chủ tịch hội Nhà văn Việt Nam khẳng định, không phải ngẫu nhiên Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách và Văn hoá đọc. Nhưng không phải chúng ta chỉ đọc sách duy nhất trong ngày 21/4 mà ngày nào cũng là ngày văn hoá đọc.
“Đây chỉ là cái cớ để Chính phủ đánh thức đam mê đọc của người dân Việt Nam – vốn là dân tộc ham học hỏi. Sách mở ra thế giới, nâng cánh chúng ta bay. Học học nữa học mãi, học ở đâu, học ở sách – sách là người dậy trọn đời cho chúng ta.
Tôi cũng chỉ nhờ có đọc mà thành tôi bây giờ. Thời tôi học, mọi thứ vô cùng khó khăn, sách giáo khoa chỉ dạy các kỹ năng cơ bản gần như là không có gì nhiều. Nhưng may mắn nhà tôi lại có người anh yêu sách, anh có tủ sách 3.000 cuốn. Tôi cứ đọc hết cuốn này tới cuốn khác. Chỉ thế thôi mà thành tôi của hôm nay, và cùng trang lứa với chúng tôi có rất nhiều người tài giỏi. Khi văn hoá đọc lên ngôi, cái xấu tự nhiên bị đẩy lùi lại”, nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Bà Nguyễn Kim Thoa - CEO Tân Việt Books - Giám đốc dự án cho biết, câu chuyện trở thành tỷ phú nhờ đọc 700 cuốn sách của nhà diễn thuyết hàng đầu trên thế giới Anthony Robbins là một trong những nguồn cảm hứng khiến bà khởi động dự án Nhà văn hóa và Không gian văn hóa đọc cộng đồng.
“Nhờ khối lượng sách đã đọc, Anthony Robbins sở hữu hàm lượng kiến thức vô cùng lớn về văn hóa, chính trị, kinh tế, lịch sử… đồng thời ông cũng tích lũy được vốn từ làm cho khả năng diễn đạt, ăn nói lưu loát hơn. Sau này, người ta biết đến ông với vai trò một nhà diễn thuyết tài ba, một tỷ phú tự thân, truyền cảm hứng cho nhiều lớp người. Điều đáng chú ý là trên hành trình đi diễn thuyết ở một bang nước Mỹ, khi máy bay hạ cánh cũng là lúc ông nhìn thấy tại tòa nhà mà chỉ bảy năm về trước mình từng làm bảo vệ có hàng chục nghìn người đang đứng chờ đợi để được nghe ông diễn thuyết”, bà Thoa chia sẻ.
Nguyễn Kim Thoa.
Hành động quay trở về tòa nhà mà mình từng làm bảo vệ để diễn thuyết của Anthony Robbins khiến bà Kim Thoa suy nghĩ: Những người thành đạt, khi có công danh sự nghiệp sẽ luôn mong muốn trao tặng lại cho mảnh đất nơi mình trưởng thành những món quà nhỏ như một cách để tri ân cố hương, với mong muốn mảnh đất ấy sẽ sản sinh ra nhiều tài năng phát triển hơn nữa. Và với dự án này, bà mong muốn gửi hạt mầm tri thức tới từng thôn bản, biết đâu ai đọc được cuốn sách phù hợp lại thay đổi ước mơ, thay đổi cuộc đời, lại có những con người thành đạt, thành tỷ phú tự thân trong tương lai. Và người đó lại tiếp tục quay về quê hương để gieo những hạt mầm tri thức mới.
Mang sách tới từng thôn, bản
Bà Thoa cho rằng, nhà văn hóa là trung tâm sinh hoạt của người dân và tổ chức các hoạt động của địa phương, làng quê nào cũng có. Nhưng, trên thực tế cơ sở này chưa được sử dụng thường xuyên và triệt để. Vì vậy khi đưa không gian văn hóa đọc tích hợp vào đây sẽ góp phần xây dựng một không gian mới, đẹp cho người dân, là nơi sinh hoạt chung của cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội nông dân, sinh hoạt đảng, các em nhỏ,… đảm bảo công năng của nhà văn hóa đồng thời giúp người dân địa phương dễ dàng tiếp cận với sách nhiều hơn. Đây là một mô hình ý nghĩa và thiết thực, khơi dậy tình yêu sách của người dân các thôn bản, đặc biệt tạo không gian thuận tiện cho các bạn trẻ trau dồi, học tập. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng đời sống, nhận thức, giáo dục tại địa bàn và lan tỏa văn hóa đọc đến toàn xã hội.
Sách là một phần của văn hóa. Phát triển văn hóa đọc là phát triển con người, phát triển quốc gia. Văn hóa đọc của chúng ta hiện nay còn yếu so với các nước trong khu vực và các nước phát triển. Trong thời đại hiện nay khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, việc dành thời gian cho việc đọc sách của mỗi người càng trở nên khó khăn và thử thách hơn.
Nhà văn hóa và Không gian văn hóa đọc cộng đồng là dự án phát triển văn hóa đọc được đầu tư trang thiết bị, hạ tầng, cơ sở vật chất và tổ chức vận hành lớn nhất ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Bên cạnh một không gian đọc thân thiện với nhiều đầu sách hay, tại đây còn tổ chức các buổi talkshow, chia sẻ, diễn thuyết,… truyền cảm hứng từng bước thay đổi nhận thức, hình thành thói quen và niềm say mê đọc sách của người dân.
"Phát triển văn hóa đọc từ cơ sở là gốc để phát triển văn hóa đọc cộng đồng bền vững. Để xây dựng thói quen đọc sách cho người dân và thay đổi từ việc chưa thích đọc sách, chưa quan tâm đến sách trở thành thích đọc, quan tâm đến sách và ưu tiên đọc sách không phải là việc làm dễ dàng và có thể thực hiện một sớm, một chiều. Đây là cả một quá trình dài, do đó cần thực hiện liên tục, thường xuyên bằng nhiều hình thức mới mang lại hiệu quả thiết thực, cụ thể", ông Nguyễn Ngọc Bảo - Cục phó Cục Xuất bản, In và Phát hành nói.

- GHI NHỚ TỔ HỢP XÉT TUYỂN – LỰA CHỌN NGÀNH HỌC PHÙ HỢP TẠI VYA
- HỘI THẢO KHOA HỌC VỀ GIẢI PHÁP CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG: GẮN KẾT LÝ LUẬN VỚI THỰC TIỄN
- ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2025–2030: DẤU MỐC QUAN TRỌNG, KHẲNG ĐỊNH QUYẾT TÂM ĐỔI MỚI PHÁT TRIỂN
- GIẢI MÃ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM – LẬP TRÌNH CUỘC SỐNG, KẾT NỐI TƯƠNG LAI
- GIẢI MÃ NGÀNH KINH TẾ VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM – CHỌN NGAY NGÀNH HOT DẪN LỐI TƯ DUY THỜI ĐẠI MỚI
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam mở thêm 2 ngành học mới có tính ứng dụng cao
- HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁC BƯỚC NỘP HỒ SƠ XÉT TUYỂN HỌC BẠ ONLINE
- Hơn 5.000 sinh viên được kết nối với nhà tuyển dụng tại Ngày hội việc làm VYA năm 2025
- Từ hôm nay 21/4 chính thức đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025
- GHI NHỚ TỔ HỢP XÉT TUYỂN – CHỌN NGÀNH HỌC PHÙ HỢP TẠI VYA
- Hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT 2025 và nhiều đổi mới đáng chú ý.
- Lễ kết nạp Đảng viên mới tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam năm 2025
- Thí sinh 2K7 cần lưu ý: Những mốc thời gian quan trọng của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
- Bài trắc nghiệm tìm ngành học chân ái bằng tính cách
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam "chuyển mình" đáp ứng yêu cầu đào tạo trong kỷ nguyên số
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống, khai giảng năm học mới và đón nhận chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học
- 7 ngành tuyển sinh siêu hot tai Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam năm 2025
- Sinh viên học ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước ra trường làm công việc gì?
- Học ngành Công tác xã hội, sinh viên có cơ hội việc làm ngay từ năm hai
- Chi tiết điểm chuẩn năm 2024 Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, cao nhất 27,5
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức nhập học cho tân sinh viên khóa 13
- Thông báo nhập học online đối với thí sinh ở vùng bị ảnh hưởng do bão lũ
- Bộ Giáo dục và Đào tạo gia hạn thời gian xác nhận nhập học trực tuyến
- Hướng dẫn nộp lệ phí xét tuyển đại học năm 2024
- Từ ngày 1/7, thí sinh tự do đăng ký cấp tài khoản trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT
Tin cùng loại
