Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 khối giáo dục đại học (ĐH) được tổ chức chiều 12-9 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.
Báo cáo về công tác tuyển sinh ĐH 2022, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay năm 2022, cả nước có trên 1 triệu thí sinh (TS) dự thi tốt nghiệp THPT, số TS đăng ký xét tuyển ĐH là trên 642.000, tỉ lệ 64%. Đối với phương thức xét tuyển sớm, trung bình 1 TS đã đủ điều kiện trúng tuyển vào 2-3 nguyện vọng. Trong đó, 35% TS trúng tuyển phương thức xét tuyển sớm đăng ký NV1, 30% TS đăng ký các NV khác không phải của NV1 (của xét tuyển sớm), 35% còn lại không đăng ký vào NV xét tuyển sớm nào. Có 28% số TS xét tuyển thẳng xác định nhập học ngay.
Đánh giá về giáo dục ĐH, bà Thủy nhấn mạnh việc triển khai tự chủ ĐH mạnh mẽ đã mang lại hiệu quả tích cực trong toàn hệ thống. Đội ngũ giảng viên gia tăng về số lượng và chất lượng. Số cơ sở đào tạo và chương trình đào tạo được công nhận kiểm định được tăng cường; đáng lưu ý là số lượng chương trình đào tạo được kiểm định theo chuẩn kiểm định nước ngoài. Cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam tiếp tục duy trì và giữ vị trí tốt trong các bảng xếp hạng uy tín quốc tế…
Bên cạnh kết quả đạt được, bà Thủy cũng cho biết việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện tự chủ đại học còn có hạn chế. Cơ cấu tổ chức bộ máy, đội ngũ lãnh đạo một số cơ sở đào tạo chưa được kiện toàn. Một số trường chưa duy trì các điều kiện bảo đảm chất lượng ngành đào tạo, đáp ứng gia tăng số lượng, duy trì và nâng cao chất lượng. Còn hạn chế trong thu hút nguồn lực cho phát triển khoa học công nghệ, gắn với đào tạo sau đại học, chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH cũng lưu ý năm 2022 nhiều trường có quá nhiều phương án tuyển sinh phức tạp, phân bổ chỉ tiêu chưa hợp lý. Bà Thủy đề nghị các cơ sở đào tạo hoàn thiện đề án tuyển sinh 2023, trong đó lưu ý hoàn thiện các phương thức tuyển sinh, thực hiện đúng quy chế tuyển sinh hiện hành, tránh làm cho việc tuyển sinh trở nên phức tạp, rắc rối đối với thí sinh. Bên cạnh đó, định hướng công tác tuyển sinh cho năm 2025 trở đi, khi có TS bắt đầu tốt nghiệp chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống, khai giảng năm học mới và đón nhận chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học
- Sinh viên học ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước ra trường làm công việc gì?
- Học ngành Công tác xã hội, sinh viên có cơ hội việc làm ngay từ năm hai
- Chi tiết điểm chuẩn năm 2024 Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, cao nhất 27,5
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức nhập học cho tân sinh viên khóa 13
- Thông báo nhập học online đối với thí sinh ở vùng bị ảnh hưởng do bão lũ
- Bộ Giáo dục và Đào tạo gia hạn thời gian xác nhận nhập học trực tuyến
- Hướng dẫn nộp lệ phí xét tuyển đại học năm 2024
- Từ ngày 1/7, thí sinh tự do đăng ký cấp tài khoản trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT
- Hội nghị lần thứ 11 của hội đồng học viện nhiệm kỳ 2021-2026
- Hào hứng với giờ học thực tế của sinh viên ngành Quan hệ công chúng – Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Học Ngành Công tác Thanh thiếu niên cơ hội việc làm, thăng tiến ra sao?
- Nữ sinh nghèo hiếu học được đặc cách vào trường công an
- Thứ trưởng Bộ GDĐT nhắn nhủ hơn 1 triệu thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2023
- Số lượng thí sinh thi đại học năm 2023
- Vì sao 1/3 tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT từ bỏ cơ hội vào đại học?
- Bộ GD&ĐT công bố những ngành có tỷ lệ tuyển sinh cao nhất
- Sinh viên cần chuẩn bị những gì cho môi trường Đại học
- Học đại học cần chuẩn bị những gì?
- Sinh viên năm nhất lên đại học cần chuẩn bị gì cho đầy đủ?
- Bằng cấp không quan trọng nhưng vì sao vẫn phải học đại học?
- Đại học không “học đại”
- Có cần học đại học không?
- 6 lí do bạn nên học đại học
- Tranh cãi nên đi du học hay học đại học ở trong nước?