Đội mưa tầm tã, lội bộ hàng tiếng đồng hồ băng rừng, cô giáo huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam bất chấp hiểm nguy, bám thân cây vượt suối để đến lớp dạy học.
Vài ngày gần đây, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh người phụ nữ đội mưa, hai tay bám chặt thân cây, nhích từng centimet vượt qua dòng suối chảy xiết bên dưới.
Hình ảnh khiến ai thấy cũng không khỏi thót tim.
Cô giáo Nguyễn Thị Tý liều mình băng qua suối chảy xiết để đến điểm trường
Theo tìm hiểu của phóng viên, hình ảnh được ghi nhận tại xã Trà Dơn, huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Người phụ nữ trong clip là cô Nguyễn Thị Tý (30 tuổi, trú xã Trà Mai) - giáo viên phụ trách lớp mầm non ở điểm trường nóc Ông Bình, thuộc thôn 3, xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My.
Ngày 15/10, trao đổi với PV, cô Nguyễn Thị Tý xác nhận người phụ nữ trong đoạn clip lan truyền trên mạng xã hội vài ngày qua chính là cô.
Cô Tý cho hay, vào sáng 10/10, trong lúc mưa lớn, cô và thầy Nguyễn Văn Nhân (dạy lớp ghép 1-2 cùng tại điểm trường nóc Ông Bình, thôn 3, xã Trà Dơn) đi xe máy từ nhà lên điểm trường từ lúc 4h30 sáng.
Khi đến gần trường, do mưa lũ đang lớn nên nước suối dâng cao, không thể đi xe máy qua được. Từ trung tâm xã Trà Dơn muốn vào nóc Ông Bình, chỉ có một cách duy nhất là đi bộ.
Sau khi gửi lại xe máy nhà dân, cô Tý cùng thầy Nhân đi bộ băng rừng để đến lớp học.
Bình thường, cô đi từ nhà lên điểm trường chỉ chưa đến 2 giờ đồng hồ là đến nơi. Tuy nhiên, sáng hôm đó, trời trút mưa tầm tã, mặt đường lầy lội, trơn trượt rất khó đi.
Khi đến con suối vào điểm trường, nước lớn chảy xiết. "Lúc này, nửa muốn quay về chờ mưa ngớt, nửa muốn đi tiếp vì thương học trò. Cuối cùng, động lực từ các em học sinh đã giúp tôi dũng cảm vượt qua nỗi sợ hãi và đu cây gỗ băng qua con suối", cô Tý chia sẻ.
Dùng hết can đảm, cô nhích từng chút. Bên dưới suối chảy xiết, phía trên mưa đang trút xuống. Sau hơn 30 phút, cô sang được bờ bên kia. "Lúc này, thầy Nhân dùng điện thoại quay lại clip tôi đu cây qua suối nhưng thầy không dám nhìn", cô Tý cho hay.
Cô Tý cũng chia sẻ sau khi băng qua con suối hung dữ hôm đó, giờ nghĩ lại cô vẫn thấy rùng mình bởi không may có chuyện xấu xảy ra thì không biết phải làm sao.
Đến 14h cùng ngày (10/10), cô Tý và thầy Nhân mới đến được điểm trường. Tổng cộng, ngày hôm đó thầy cô mất gần 10 giờ đồng hồ băng rừng, vượt suối để đến điểm trường.
"Đến bây giờ, tôi vẫn cảm thấy ớn lạnh mỗi khi nhớ tới chuyến băng rừng, vượt suối đầy hiểm nguy đó", cô Tý bày tỏ.
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống, khai giảng năm học mới và đón nhận chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học
- Sinh viên học ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước ra trường làm công việc gì?
- Học ngành Công tác xã hội, sinh viên có cơ hội việc làm ngay từ năm hai
- Chi tiết điểm chuẩn năm 2024 Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, cao nhất 27,5
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức nhập học cho tân sinh viên khóa 13
- Thông báo nhập học online đối với thí sinh ở vùng bị ảnh hưởng do bão lũ
- Bộ Giáo dục và Đào tạo gia hạn thời gian xác nhận nhập học trực tuyến
- Hướng dẫn nộp lệ phí xét tuyển đại học năm 2024
- Từ ngày 1/7, thí sinh tự do đăng ký cấp tài khoản trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT
- Hội nghị lần thứ 11 của hội đồng học viện nhiệm kỳ 2021-2026
- Hào hứng với giờ học thực tế của sinh viên ngành Quan hệ công chúng – Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Học Ngành Công tác Thanh thiếu niên cơ hội việc làm, thăng tiến ra sao?
- Nữ sinh nghèo hiếu học được đặc cách vào trường công an
- Thứ trưởng Bộ GDĐT nhắn nhủ hơn 1 triệu thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2023
- Số lượng thí sinh thi đại học năm 2023
- Vì sao 1/3 tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT từ bỏ cơ hội vào đại học?
- Bộ GD&ĐT công bố những ngành có tỷ lệ tuyển sinh cao nhất
- Sinh viên cần chuẩn bị những gì cho môi trường Đại học
- Học đại học cần chuẩn bị những gì?
- Sinh viên năm nhất lên đại học cần chuẩn bị gì cho đầy đủ?
- Bằng cấp không quan trọng nhưng vì sao vẫn phải học đại học?
- Đại học không “học đại”
- Có cần học đại học không?
- 6 lí do bạn nên học đại học
- Tranh cãi nên đi du học hay học đại học ở trong nước?