Tuyển sinh đại học năm 2023, dự kiến thí sinh sẽ không phải chọn phương thức xét tuyển khi đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Việc này nhằm đơn giản hóa việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển, hạn chế các nhầm lẫn.
Thông tin trên được PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) chia tại Hội nghị tuyển sinh năm 2023, tổ chức ngày 3/3 tại Hà Nội.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy cho hay, năm 2022, lần đầu tiên thí sinh cả nước đăng ký xét tuyển bằng hình thức trực tuyến. Thí sinh đăng ký ngành, trường đại học phải kèm theo mã phương thức xét tuyển tương ứng.
Trong số 20 phương thức tuyển sinh, một số phương thức có tên gần giống nhau, khiến nhiều thí sinh nhầm lẫn, dẫn đến trượt đại học.
Do đó từ năm nay, dự kiến thí sinh sẽ không phải chọn phương thức xét tuyển khi đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, sự thay đổi trên nhằm đơn giản hóa việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển, hạn chế các nhầm lẫn.
Thống kê về phương thức xét tuyển trong những năm qua cho thấy, có phương thức xét tuyển của các cơ sở giáo dục đại học không có thí sinh nào xác nhận nhập học. Một số phương thức xét tuyển có tỷ lệ dưới 10% thí sinh xác nhận nhập học.
TT |
Phương thức xét tuyển |
Tỉ lệ |
1 |
Thi văn hóa do CSĐT tổ chức để xét tuyển |
0,50% |
2 |
Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển |
0,25% |
3 |
Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với kết quả học tập cấp THPT để xét tuyển |
0,27% |
4 |
Chỉ sử dụng chứng chỉ quốc tế để xét tuyển |
0,13% |
5 |
Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển |
0,26% |
6 |
Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển |
0,50% |
7 |
Xét tuyển qua phỏng vấn |
0,00% |
8 |
Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với với phỏng vấn để xét tuyển |
0,01% |
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy nhìn nhận, việc các trường sử dụng quá nhiều phương thức gây nhiễu thông tin cho thí sinh và cả xã hội, trong khi một số phương thức không có hoặc rất ít thí sinh đăng ký. Ngoài ra, các phương thức xét tuyển chưa đảm bảo công bằng.
Đến thời điểm này, hai phương thức xét tuyển hiệu quả nhất vẫn là dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển học bạ.
Tỉ lệ thí sinh nhập học trên toàn quốc theo các phương thức xét tuyển như sau:
TT |
Phương thức xét tuyển |
Tỉ lệ |
1 |
Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT |
47,98% |
2 |
Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ) |
37,18% |
3 |
Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh (Điều 8) |
0,25% |
4 |
Xét kết hợp giữa tuyển thẳng theo Đề án và các phương thức khác |
0,78% |
5 |
Xét tuyển thẳng theo Đề án của CSĐT |
1,84% |
6 |
Thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do CSĐT tự tổ chức để xét tuyển |
1,31% |
7 |
Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển |
0,65% |
8 |
Thi văn hóa do CSĐT tổ chức để xét tuyển |
0,50% |
9 |
Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển |
0,25% |
10 |
Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển |
1,21% |
11 |
Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với kết quả học tập cấp THPT để xét tuyển |
0,27% |
12 |
Chỉ sử dụng chứng chỉ quốc tế để xét tuyển |
0,13% |
13 |
Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển |
0,26% |
14 |
Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển |
0,50% |
15 |
Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài |
0,02% |
16 |
Xét tuyển qua phỏng vấn |
0,00% |
17 |
Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với với phỏng vấn để xét tuyển |
0,01% |
18 |
Sử dụng phương thức khác |
6,83% |
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy nhấn mạnh, các cơ sở giáo dục đại học cần đánh giá lại các phương thức xét tuyển khác nhau và đánh giá chất lượng của sinh viên ở từng phương thức xét tuyển để loại bỏ những phương thức xét tuyển không hiệu quả.
Lãnh đạo Vụ Giáo dục đại học lưu ý, các trường cần tăng cường hướng dẫn thí sinh. Thầy, cô giáo cần nắm vững quy trình, quy chế của Bộ GD&ĐT, quy chế của trường, và quy chế tuyển sinh riêng. Cơ quan quản lý cũng sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm nếu có.
Bộ GD&ĐT cho biết, công tác tuyển sinh năm 2023 về cơ bản giữ ổn định như năm 2022 và có điều chỉnh một số yếu tố kỹ thuật. Năm 2023, lần đầu tiên quy định mới về điểm ưu tiên có hiệu lực. Cụ thể, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) sẽ giảm dần; Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp.
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống, khai giảng năm học mới và đón nhận chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học
- Sinh viên học ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước ra trường làm công việc gì?
- Học ngành Công tác xã hội, sinh viên có cơ hội việc làm ngay từ năm hai
- Chi tiết điểm chuẩn năm 2024 Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, cao nhất 27,5
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức nhập học cho tân sinh viên khóa 13
- Thông báo nhập học online đối với thí sinh ở vùng bị ảnh hưởng do bão lũ
- Bộ Giáo dục và Đào tạo gia hạn thời gian xác nhận nhập học trực tuyến
- Hướng dẫn nộp lệ phí xét tuyển đại học năm 2024
- Từ ngày 1/7, thí sinh tự do đăng ký cấp tài khoản trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT
- Hội nghị lần thứ 11 của hội đồng học viện nhiệm kỳ 2021-2026
- Hào hứng với giờ học thực tế của sinh viên ngành Quan hệ công chúng – Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Học Ngành Công tác Thanh thiếu niên cơ hội việc làm, thăng tiến ra sao?
- Nữ sinh nghèo hiếu học được đặc cách vào trường công an
- Thứ trưởng Bộ GDĐT nhắn nhủ hơn 1 triệu thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2023
- Số lượng thí sinh thi đại học năm 2023
- Vì sao 1/3 tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT từ bỏ cơ hội vào đại học?
- Bộ GD&ĐT công bố những ngành có tỷ lệ tuyển sinh cao nhất
- Sinh viên cần chuẩn bị những gì cho môi trường Đại học
- Học đại học cần chuẩn bị những gì?
- Sinh viên năm nhất lên đại học cần chuẩn bị gì cho đầy đủ?
- Bằng cấp không quan trọng nhưng vì sao vẫn phải học đại học?
- Đại học không “học đại”
- Có cần học đại học không?
- 6 lí do bạn nên học đại học
- Tranh cãi nên đi du học hay học đại học ở trong nước?