Kỳ thi THPT 2020 hiện đang tiến vào giai đoạn chấm thi. Nhiều thí sinh (TS) không khỏi hồi hộp, lo lắng khi chờ nhận kết quả. Song, một thắc mắc được nhiều TS đặt ra trong giai đoạn này: Sau khi biết điểm thi và phổ điểm, TS có nên thay đổi nguyện vọng xét tuyển hay không?
Điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng để tăng cơ hội trúng tuyển
Sau khi kết thúc bài thi môn Ngoại ngữ tại điểm thi Trường THCS Đồng Khởi (Q.Tân Phú, TP.HCM), em Nguyễn Thuỳ Linh, học sinh lớp 12 trường THPT Trần Cao Vân (TP.HCM) cảm thấy khá lo lắng vì mình làm bài thi chưa được tốt. Mặc dù vậy, đề thi năm nay được đánh giá là không khó. Linh chia sẻ: “Trước đó em có đăng ký khối A1 ngành kinh tế quốc tế và ngành tài chính ngân hàng ở 2 trường ĐH tốp giữa. Nay em đoán điểm thi không như mong muốn, không biết em có nên thay đổi nguyện vọng xét tuyển hay không?”.
Chia sẻ về vấn đề đang được nhiều thí sinh quan tâm này, thạc sĩ Nguyễn Anh Vũ, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh và phát triển thương hiệu, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho biết: “Theo quy định, từ ngày 9.9 đến ngày 18.9 thí sinh có quyền điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh nên sử dụng cơ hội này để điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng nhằm tăng cơ hội trúng tuyển”. Giả sử, ban đầu TS đăng ký quá ít nguyện vọng thì nên bổ sung thêm để tăng cơ hội trúng tuyển.
Thạc sĩ Vũ gợi ý các TS sắp xếp lại thứ tự nguyện vọng ngành nào, trường nào mình yêu thích và mong muốn học hơn ở nguyện vọng cao hơn.
“Dù điểm thấp hay cao, thí sinh nên sắp xếp thứ tự nguyện vọng theo thứ tự yêu thích của mình, không nên sắp xếp thứ tự theo khả năng trúng tuyển. Thí sinh không nên quá tự tin đăng ký ít nguyện vọng vì rất có thể sẽ làm mất cơ hội đậu ĐH. Đồng thời, thí sinh cũng phải xem xét đến ngưỡng đảm bảo chất lượng (điểm sàn) của từng trường, từng ngành”, thạc sĩ Vũ chia sẻ thêm.
Không nên căn cứ vào điểm chuẩn năm 2019
Thạc sĩ Trần Minh Tuấn, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, lưu ý thí sinh không nên căn cứ hoàn toàn vào điểm chuẩn năm 2019, vì đề thi năm nay được đánh giá là tương đối “dễ thở", nên điểm chuẩn có thể sẽ tăng so với năm trước.
Theo thạc sĩ Tuấn, TS sau khi nhận kết quả thi nên cân nhắc thay đổi nguyện vọng xét tuyển. Tiêu chí cân nhắc vẫn dựa trên ngành, trường mà TS thích nhất, sau đó là những nguyện vọng thấp dần. Ngoài ra, TS nên lưu ý chọn tổ hợp môn nào có điểm cao nhất để cơ hội trúng tuyển cao hơn
Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân chia sẻ với nỗi lo này của các TS. Tiến sĩ cho biết “Các em vẫn nên giữ những nguyện vọng đã đăng ký trước đó và bổ sung thêm một số trường mà các em nhận thấy là mọi năm có điểm chuẩn thấp hơn. Còn nếu kết quả tốt hơn dự đoán thì các em có thể bổ sung ngành, trường mà mình mong muốn vào ưu tiên số một - nơi mà trước đó các em chưa dám đăng ký cho ưu tiên số 1...”
Bên cạnh đó, tiến sĩ Nhân khuyên thí sinh nên xem xét lại tổ hợp môn sau khi có kết quả thi, vì nếu tổ hợp môn lựa chọn ban đầu có điểm thấp thì thí sinh có thể chọn tổ hợp môn khác có điểm cao hơn nếu như ngành đăng ký có xét tổ hợp môn đó.
Theo Thanh Niên
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống, khai giảng năm học mới và đón nhận chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học
- Sinh viên học ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước ra trường làm công việc gì?
- Học ngành Công tác xã hội, sinh viên có cơ hội việc làm ngay từ năm hai
- Chi tiết điểm chuẩn năm 2024 Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, cao nhất 27,5
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức nhập học cho tân sinh viên khóa 13
- Thông báo nhập học online đối với thí sinh ở vùng bị ảnh hưởng do bão lũ
- Bộ Giáo dục và Đào tạo gia hạn thời gian xác nhận nhập học trực tuyến
- Hướng dẫn nộp lệ phí xét tuyển đại học năm 2024
- Từ ngày 1/7, thí sinh tự do đăng ký cấp tài khoản trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT
- Hội nghị lần thứ 11 của hội đồng học viện nhiệm kỳ 2021-2026
- Hào hứng với giờ học thực tế của sinh viên ngành Quan hệ công chúng – Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Học Ngành Công tác Thanh thiếu niên cơ hội việc làm, thăng tiến ra sao?
- Nữ sinh nghèo hiếu học được đặc cách vào trường công an
- Thứ trưởng Bộ GDĐT nhắn nhủ hơn 1 triệu thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2023
- Số lượng thí sinh thi đại học năm 2023
- Vì sao 1/3 tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT từ bỏ cơ hội vào đại học?
- Bộ GD&ĐT công bố những ngành có tỷ lệ tuyển sinh cao nhất
- Sinh viên cần chuẩn bị những gì cho môi trường Đại học
- Học đại học cần chuẩn bị những gì?
- Sinh viên năm nhất lên đại học cần chuẩn bị gì cho đầy đủ?
- Bằng cấp không quan trọng nhưng vì sao vẫn phải học đại học?
- Đại học không “học đại”
- Có cần học đại học không?
- 6 lí do bạn nên học đại học
- Tranh cãi nên đi du học hay học đại học ở trong nước?