(Dân trí) - Chỉ còn hơn 1 tuần nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 sẽ chính thức diễn ra. Dưới đây là các mốc thời gian thí sinh cần lưu ý.
Theo Bộ GD&ĐT, năm 2022, có hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, số thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến là 934.186; số thí sinh đăng ký dự thi trực tiếp là hơn 66.000.
Qua phân tích số liệu đăng ký dự thi cho thấy: Tổng số thí sinh tự do: 58.797 (chiếm 5,87%); tổng số thí sinh đăng ký dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT: 103.374 (chiếm 10,33%).
Tổng số thí sinh đăng ký dự thi chỉ để xét tuyển sinh: 38.108 (chiếm 3.81%). Tổng số thí sinh đăng ký dự thi để vừa xét công nhận tốt nghiệp THPT vừa xét tuyển sinh: 859.531 (chiếm 85.87%).
Tổng số thí sinh đăng ký dự thi bài thi tổ hợp KHTN là 319.676 (chiếm 31,94%). Tổng số thí sinh đăng ký dự thi bài thi tổ hợp KHXH là 555.813 (chiếm 55,53%).
Các mốc thời gian cần lưu ý của kỳ thi:
Ngày 6/7-9/7: Kỳ thi diễn ra.
Thí sinh cần có mặt tại phòng thi trước giờ phát đề thi ít nhất 10 phút để làm công tác chuẩn bị. Lịch thi cụ thể như sau:
Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2022 (Ảnh chụp màn hình).
Ngày 24/7: Công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT
Sau khi thí sinh thi xong Bộ GD&ĐT quy định:
Chậm nhất 11h30 ngày 9/7: Các hội đồng thi cập nhật báo cáo tổng hợp số liệu và tình hình coi thi vào Hệ thống Quản lý thi.
Chậm nhất ngày 22/7: Tổ chức chấm thi; Tổng kết công tác chấm thi; Gửi dữ liệu kết quả thi về Bộ GD&ĐT; Đối sánh kết quả thi.
Ngày 24/7: Công bố kết quả thi.
Chậm nhất ngày 26/7: Xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Chậm nhất ngày 28/7: Công bố kết quả tốt nghiệp THPT.
Chậm nhất ngày 30/7: Cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời; trả học bạ và các loại Giấy chứng nhận liên quan (bản chính) cho thí sinh. In và gửi Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh.
Từ ngày 24/7 đến hết ngày 3/8: Thu nhận đơn phúc khảo và lập danh sách phúc khảo.
Chậm nhất ngày 14/8: Tổ chức phúc khảo bài thi (nếu có).
Chậm nhất ngày 18/8: Xét công nhận tốt nghiệp THPT sau phúc khảo.

- Bài trắc nghiệm tìm ngành học chân ái bằng tính cách
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam "chuyển mình" đáp ứng yêu cầu đào tạo trong kỷ nguyên số
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống, khai giảng năm học mới và đón nhận chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học
- Sinh viên học ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước ra trường làm công việc gì?
- Học ngành Công tác xã hội, sinh viên có cơ hội việc làm ngay từ năm hai
- Chi tiết điểm chuẩn năm 2024 Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, cao nhất 27,5
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức nhập học cho tân sinh viên khóa 13
- Thông báo nhập học online đối với thí sinh ở vùng bị ảnh hưởng do bão lũ
- Bộ Giáo dục và Đào tạo gia hạn thời gian xác nhận nhập học trực tuyến
- Hướng dẫn nộp lệ phí xét tuyển đại học năm 2024
- Từ ngày 1/7, thí sinh tự do đăng ký cấp tài khoản trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT
- Hội nghị lần thứ 11 của hội đồng học viện nhiệm kỳ 2021-2026
- Hào hứng với giờ học thực tế của sinh viên ngành Quan hệ công chúng – Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Học Ngành Công tác Thanh thiếu niên cơ hội việc làm, thăng tiến ra sao?
- Nữ sinh nghèo hiếu học được đặc cách vào trường công an
- Thứ trưởng Bộ GDĐT nhắn nhủ hơn 1 triệu thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2023
- Số lượng thí sinh thi đại học năm 2023
- Vì sao 1/3 tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT từ bỏ cơ hội vào đại học?
- Bộ GD&ĐT công bố những ngành có tỷ lệ tuyển sinh cao nhất
- Sinh viên cần chuẩn bị những gì cho môi trường Đại học
- Học đại học cần chuẩn bị những gì?
- Sinh viên năm nhất lên đại học cần chuẩn bị gì cho đầy đủ?
- Bằng cấp không quan trọng nhưng vì sao vẫn phải học đại học?
- Đại học không “học đại”
- Có cần học đại học không?
Tin cùng loại
