Được đánh giá là nhạy bén hơn thế hệ trước, song nhiều genZ cũng không khỏi lăn tăn chuyện chọn ngành hay chọn trường khi đứng trước ngưỡng cửa lớn của cuộc đời. Bởi ở tuổi 18, không phải bạn nào cũng đủ hiểu biết, kinh nghiệm sống để chọn đúng đường, đi đúng hướng.
Kent không thể chọn thay bạn, nhưng Kent mong rằng, vài chia sẻ sau sẽ góp được phần nào giúp các bạn tìm ra lựa chọn đúng đắn
Chọn ngành trước hay chọn trường trước?
99% những bạn thắc mắc “chọn ngành hay chọn trường trước” chưa có định hướng rõ ràng với nghề nghiệp tương lai. Bởi nếu đã chắc chắn bản thân muốn gì, bạn sẽ chẳng ở đây rồi đúng không nào.
Lời khuyên dành cho các bạn đó là: Hãy chọn ngành trước, rồi hẵng chọn trường. Bởi vì Ngành học gắn với nghề nghiệp tương lai của bạn, nghề nghiệp sẽ nuôi bạn sống, sẽ đi cùng với bạn trong suốt quãng đường phía trước. Còn Trường chỉ là bước đệm cho nghề nghiệp sau này và chỉ kéo dài trong 2~5 năm.
Chọn ngành mà mình thực sự yêu thích thì cuộc đời sự nghiệp sau này sẽ nhiều niềm vui hơn. Sau đó mới tìm ngôi trường có đào tạo về ngành mà bạn chọn với chương trình học ưu việt giúp bạn học được những kỹ năng cần thiết cho nghề.
Học không phải là con đường duy nhất, nhưng ít nhất hãy biết bản thân giỏi thứ gì
Không khó để thấy nhiều nhiều cử nhân ra trường phải làm những công việc lao động phổ thông. Không ít sinh viên ngành hot ra trường vẫn thất nghiệp như thường. Một trong những lý do phổ biến là chọn sai ngành nghề, ngành nghề không phải là sở thích của bản thân, hoặc thích nhất thời, không giỏi, dẫn đến chán nản, không làm tốt.
Chẳng hạn học sư phạm xong, đi làm mới nhận ra bản thân không hứng thú, học báo chí xong mới ngộ ra bản thân không phù hợp với môi trường, tính chất công việc… Một số bạn nhận ra khi bước vào năm 1, năm 2 rồi “quay xe” với lựa chọn khác. Số khác cố gắng bám trú hết 4,5 năm mới hối hận, đổi sang làm nghề khác, lúc này tấm bằng trở thành vô giá trị.
Vậy nên, để không lãng phí thời gian, tiền bạc lẫn thanh xuân, hãy cân nhắc thật kỹ về ngành nghề trước. Sau khi tìm được nghề phù hợp, hãy liệt kê những trường có đào tạo ngành nghề đã chọn, sàng lọc để tìm ra lựa chọn phù hợp nhất dựa vào các tiêu chí của bản thân như điểm đầu vào, chất lượng giảng dạy, giảng viên, phương châm, thời gian đào tạo, học phí, môi trường, cơ sở vật chất…
Làm thế nào để chọn đúng ngành, đúng trường?
Hỏi bản thân và trả lời
Ai cũng bảo hãy chọn ngành mình thích, nhưng nếu chưa biết bản thân thích gì thì phải làm sao? Nếu vậy, bạn hãy thử làm theo 3 bước tương ứng với trả lời 3 câu hỏi sau:
- Bạn giỏi gì nhất, thứ gì vượt trội hơn người khác (Chẳng hạn bạn giỏi vẽ, có gu thẩm mỹ tốt, bạn có thiên hướng về các ngành nghệ thuật)
- Thứ bạn giỏi bạn có thực sự đam mê không? (Bạn có họa tay nhưng có thực sự đam mê với vẽ?)
- Thứ bạn thích, bạn giỏi, nhu cầu thị trường như thế nào (Chẳng hạn bạn thích vẽ, giỏi vẽ và thị trường đồ họa đang rất hot, thiết kế đồ họa sẽ là gợi ý phù hợp dành cho bạn)
Nếu bạn chưa thực sự biết mình thích gì, giỏi gì
Nếu bạn chưa thực sự biết mình thích gì, giỏi gì. Vậy thì sẽ khó hơn. Lúc này hãy thử nghĩ xem, bạn thuộc thiên hướng tính toán giỏi hay viết lách giỏi, mạnh tư duy hay cảm xúc. Bạn có thể viết ra ưu nhược điểm của bản thân, làm các bài trắc nghiệm nghề nghiệp, tính cách hoặc hỏi mọi người xung quanh thấy bản thân nổi bật điều gì.
Hãy thử liệt kê những ngành thị trường đang cần, sau đó xem xét xem bản thân có thể làm tốt hay không. Một mẹo dành cho bạn. Chẳng hạn nếu bạn thích nghề quản trị khách sạn, hãy tìm các mẫu tuyển dụng việc làm ngành này, các vị trí tương ứng với yêu cầu, hãy xem xét rằng bản thân có làm được, có phù hợp rồi hãy quyết định.
Chọn ngành rồi, chọn trường như thế nào?
Thật tốt nếu bạn đã xác định được ngành yêu thích, đam mê, phù hợp với thị trường.
Lúc này việc còn lại chính là chọn trường. Như đã chia sẻ, bạn hãy khoanh vùng các trường có đào tạo ngành nghề bạn đang theo đuổi. Mỗi người sẽ có những yếu tố cân nhắc khác nhau. Có bạn thích học gần nhà, có bạn thích học ở Sài Gòn năng động để tích lũy vốn sống tốt hơn, có bạn lại cân nhắc về học phí…
Chọn ngành trước nhưng chọn trường cũng đóng vai trò không kém quan trọng[/caption]
Với kinh nghiệm nhiều năm trong đào tạo giáo dục thực tiễn, Kent nhận thấy có vài yếu tố quan trọng các bạn cần lưu tâm khi chọn trường như:
- Chất lượng đào tạo: Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng. Một trường tốt sẽ là nền tảng giúp bạn trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng tốt. Mặt khác, phương pháp giảng dạy cũng là yếu tố cần cân nhắc.
- Thời gian đào tạo: Qua rồi cái thời bằng đại học là số 1. Thực tế doanh nghiệp chỉ quan tâm bạn làm được gì, giỏi gì, còn học trường nào, hệ nào không quan trọng. Vậy nên hãy cân nhắc thời gian đào tạo, bạn hoàn toàn có thể rút ngắn 4,5 năm còn 2-3 năm để sớm tích lũy kinh nghiệm.
- Môi trường: Có những bạn tính cách nhút nhát nhưng khi học tại các trường có môi trường học tập cởi mở, sống ở thành phố năng động, con người cũng tự khắc thích nghi. Vậy nên môi trường học và sống là yếu tố rất đáng để cân nhắc.
Lời khuyên của Trường Kent khi các bạn chọn trường đó là hãy quan tâm đến việc bạn sẽ được học gì, đào tạo như thế nào để thành thạo nghề nghiệp tốt nhất. Một khi đã xác định được yếu tố cốt lõi, những yếu tố khác chỉ là bổ trợ, hoàn toàn có cách để khắc phục.
Kết luận: Kent mong rằng những chia sẻ trên đã phần nào giúp bạn giải đáp thắc mắc chọn ngành hay chọn trường trước, hiểu rõ bản thân muốn gì, từ đó sẽ cần làm gì. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, đừng quên liên hệ cho Kent.
Hãy ghi nhớ thật kỹ rằng, tương lai là của bạn, sướng hay khổ bạn là người gánh, không ai gánh thay dù là bố mẹ hay người thân, bạn bè. Vậy nên hãy cân nhắc thật kỹ và là người đưa ra quyết định cuối cùng, ý kiến của người khác chỉ là tham khảo. Bởi chỉ bạn mới hiểu bản thân làm tốt điều gì.
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống, khai giảng năm học mới và đón nhận chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học
- Sinh viên học ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước ra trường làm công việc gì?
- Học ngành Công tác xã hội, sinh viên có cơ hội việc làm ngay từ năm hai
- Chi tiết điểm chuẩn năm 2024 Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, cao nhất 27,5
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức nhập học cho tân sinh viên khóa 13
- Thông báo nhập học online đối với thí sinh ở vùng bị ảnh hưởng do bão lũ
- Bộ Giáo dục và Đào tạo gia hạn thời gian xác nhận nhập học trực tuyến
- Hướng dẫn nộp lệ phí xét tuyển đại học năm 2024
- Từ ngày 1/7, thí sinh tự do đăng ký cấp tài khoản trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT
- Hội nghị lần thứ 11 của hội đồng học viện nhiệm kỳ 2021-2026
- Hào hứng với giờ học thực tế của sinh viên ngành Quan hệ công chúng – Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Học Ngành Công tác Thanh thiếu niên cơ hội việc làm, thăng tiến ra sao?
- Nữ sinh nghèo hiếu học được đặc cách vào trường công an
- Thứ trưởng Bộ GDĐT nhắn nhủ hơn 1 triệu thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2023
- Số lượng thí sinh thi đại học năm 2023
- Vì sao 1/3 tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT từ bỏ cơ hội vào đại học?
- Bộ GD&ĐT công bố những ngành có tỷ lệ tuyển sinh cao nhất
- Sinh viên cần chuẩn bị những gì cho môi trường Đại học
- Học đại học cần chuẩn bị những gì?
- Sinh viên năm nhất lên đại học cần chuẩn bị gì cho đầy đủ?
- Bằng cấp không quan trọng nhưng vì sao vẫn phải học đại học?
- Đại học không “học đại”
- Có cần học đại học không?
- 6 lí do bạn nên học đại học
- Tranh cãi nên đi du học hay học đại học ở trong nước?