GD&TĐ - Tối 24/3, đêm chung kết "Siêu thủ lĩnh" đã diễn ra tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam với màn so tài kịch tính.
5 "thủ lĩnh" xuất sắc lọt vào vòng hùng biện của đêm chung kết.
Cuộc thi “Siêu thủ lĩnh” lần đầu tiên được tổ chức tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam là phiên bản sáng tạo, đột phá từ cuộc thi Tìm kiếm cán bộ Đoàn tài năng được tổ chức thường niên.
Đây cũng là sự kiện mở đầu và là một trong những sự kiện trọng điểm của Tháng Thanh niên 2021, chào mừng kỷ niệm 90 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do Liên Chi đoàn Khoa Công tác Thanh niên đăng cai tổ chức ở quy mô cấp Học viện.
Sự kiện đã thu hút hàng trăm sinh viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đăng ký tham gia.
Trải qua vòng sơ khảo online và vòng bán kết tổ chức theo hình thức trình bày đề án chương trình hành động, vòng chung kết Hội thi đã thực sự trở nên bùng nổ với màn so tài đầy hấp dẫn từ 8 thí sinh xuất sắc nhất.
Các thí sinh lần lượt vượt qua vòng tranh biện đầy căng thẳng, gay cấn với các chủ đề nóng hổi: khởi nghiệp từ khi còn học Đại học, đi làm thêm hay tham gia hoạt động Đoàn, sống nhanh hay sống chậm và truyền thông liệu có nghĩ thay cho giới trẻ.
Vòng hùng biện cuối cùng với sự so tài của 5 thí sinh xuất sắc nhất đã thể hiện bản lĩnh và sức sáng tạo của sinh viên trường Đoàn, các thí sinh bốc thăm ngẫu nhiên 4 đồ vật do Ban Tổ chức chuẩn bị trước sau đó xây dựng một bài hùng biện dựa trên cảm hứng từ đồ vật đó.
Thử thách “cân não” này lại càng khẳng định bản lĩnh, tài năng và sự tự tin của các thí sinh.
Từ 4 đồ vật là một khối rubik, một chiếc mic, một chiếc phi tiêu và một chiếc lồng chim, các thí sinh đã xây dựng những bài hùng biện đầy cảm hứng, sáng tạo và hấp dẫn về những khát vọng của giới trẻ, tính đa chiều của truyền thông và bản lĩnh của người đoàn viên thanh niên trong thời đại mới.
Kết thúc cuộc thi đã tìm ra được "thủ lĩnh" là bạn Nguyễn Thuỳ Linh, sinh viên khoá 7, ngành Công tác xã hội.
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống, khai giảng năm học mới và đón nhận chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học
- Sinh viên học ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước ra trường làm công việc gì?
- Học ngành Công tác xã hội, sinh viên có cơ hội việc làm ngay từ năm hai
- Chi tiết điểm chuẩn năm 2024 Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, cao nhất 27,5
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức nhập học cho tân sinh viên khóa 13
- Thông báo nhập học online đối với thí sinh ở vùng bị ảnh hưởng do bão lũ
- Bộ Giáo dục và Đào tạo gia hạn thời gian xác nhận nhập học trực tuyến
- Hướng dẫn nộp lệ phí xét tuyển đại học năm 2024
- Từ ngày 1/7, thí sinh tự do đăng ký cấp tài khoản trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT
- Hội nghị lần thứ 11 của hội đồng học viện nhiệm kỳ 2021-2026
- Hào hứng với giờ học thực tế của sinh viên ngành Quan hệ công chúng – Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Học Ngành Công tác Thanh thiếu niên cơ hội việc làm, thăng tiến ra sao?
- Nữ sinh nghèo hiếu học được đặc cách vào trường công an
- Thứ trưởng Bộ GDĐT nhắn nhủ hơn 1 triệu thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2023
- Số lượng thí sinh thi đại học năm 2023
- Vì sao 1/3 tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT từ bỏ cơ hội vào đại học?
- Bộ GD&ĐT công bố những ngành có tỷ lệ tuyển sinh cao nhất
- Sinh viên cần chuẩn bị những gì cho môi trường Đại học
- Học đại học cần chuẩn bị những gì?
- Sinh viên năm nhất lên đại học cần chuẩn bị gì cho đầy đủ?
- Bằng cấp không quan trọng nhưng vì sao vẫn phải học đại học?
- Đại học không “học đại”
- Có cần học đại học không?
- 6 lí do bạn nên học đại học
- Tranh cãi nên đi du học hay học đại học ở trong nước?