Theo nhận định của giáo viên, đề thi tổ hợp môn Khoa học tự nhiên năm 2023 có độ phân hóa cao, giúp dễ dàng đánh giá được năng lực của thí sinh.
Đối với môn Sinh học của bài thi Khoa học tự nhiên, theo nhận xét của thầy Nguyễn Duy Khánh, giáo viên Sinh học tại Hệ thống giáo dục trực tuyến Mclass (Hà Nội), về cơ bản cấu trúc của đề thi môn Sinh học năm 2023 vẫn tương tự như năm 2021, 2022 với 4 câu của lớp 11 (mức nhận biết và thông hiểu thuộc chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng) và 36 câu của lớp 12.
Tuy nhiên, số lượng câu hỏi lí thuyết tăng lên thành 35 câu (chiếm 87,5%), số lượng câu hỏi bài tập là 5 câu (chiếm 12,5%) và có một thực tế, đề thi môn Sinh học gần như chỉ còn một chút kiến thức Toán học lồng ghép vào.
Điều này đã thể hiện đúng tinh thần của đề thi tham khảo môn Sinh học năm 2023 khi có xu hướng tăng dần các câu hỏi mang đúng bản chất môn Sinh học và giảm dần các kiến thức Toán học, nhất là các dạng câu hỏi, bài tập dùng công thức giải nhanh, các mẹo để tính toán.
Theo thầy Khánh, so với năm 2022, 30 câu đầu tiên trong đề thi môn Sinh năm 2023 nhẹ hơn (điều này là phù hợp để xét tốt nghiệp) và 10 câu cuối có tính phân hóa cao hơn để đảm bảo sự phân hóa các thí sinh cho việc xét tuyển đại học.
Nhìn chung, đề thi dài hơn những năm trước đây với 6 trang nhưng bị hạn chế tối đa các phép toán cồng kềnh, tăng cường các câu hỏi khai thác bản chất môn Sinh học với kênh hình, bảng biểu, đồ thị và có nhiều câu vận dụng thực tiễn, “mang hơi thở cuộc sống”.
Điểm nhấn của sự thay đổi ở đây là các bài tập đã giảm tối đa các phép tính toán, thay vào đó, học sinh phải có sự suy luận dựa trên nền tảng kiến thức môn Sinh học mới có thể làm được.
Bên cạnh đó, năm nay, đề thi đã đưa vào nhiều câu mang xu hướng đánh giá năng lực, đòi hỏi học sinh phải có khả năng phân tích và suy luận nhiều hơn.
Trong đó đặc biệt là ở phần Sinh thái học có 3 câu mức vận dụng và vận dụng cao là khai thác theo hướng này (năm 2022 chỉ có 1 câu). Phần Tiến hóa mọi năm chỉ dừng ở vận dụng thì năm nay có 1 câu ở mức vận dụng cao (cũng khai thác theo xu hướng đánh giá năng lực bằng cách phân tích đồ thị).
Không những vậy, những năm trước đây chủ yếu các câu vận dụng cao thuộc vào nội dung Tính quy luật của hiện tượng di truyền thì năm nay phần này chỉ còn 1 câu. Câu vận dụng cao ở chuyên đề Cơ chế di truyền và biến dị vẫn tương tự như hai năm gần đây là bỏ phần tính toán, thay vào đó học sinh cần phải hiểu thật chắc chắn bản chất lí thuyết môn Sinh học mới có thể xử lí được. Với sự thay đổi này thì đúng như kì vọng của các giáo viên môn Sinh học trên cả nước đó là đưa môn Sinh học trở về đúng bản chất của nó.
Nhận định về đề thi Hóa năm nay, cô Phạm Kiều Anh, giáo viên môn Hóa học, Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) cho biết, đề thi môn Hóa học năm nay tương đối dễ, vừa sức với học sinh với mức độ nhận biết và thông hiểu (dễ, cơ bản) lên tới 6,5 điểm, qua đó, học sinh dễ dàng đạt điểm để xét tốt nghiệp. Với 10 câu có mức độ vận dụng thấp cũng không quá đánh đố học sinh và 4 câu ở mức độ vận dụng cao có tác dụng phân hoá học sinh khá hay và quen thuộc.
Tuy nhiên, theo cô Kiều Anh, đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Hóa học năm 2023 khá xa rời với đề minh hoạ, đa số những học sinh cần điểm Hoá để xét tuyển vào các trường top khi ôn tập mức độ vận dụng cao sẽ bám sát đề minh hoạ có thể sẽ hơi bất ngờ.
“Với cấu trúc 30 câu lý thuyết và 10 câu bài tập cô đánh giá cao tính khả thi của đề trong thời gian 50 phút làm bài. Hơn nữa, đề chỉ tập trung ở phần kiến thức lớp 12 nên khá dễ, chỉ tập trung vào các kiến thức liên hệ thực tế như: Hiệu ứng nhà kính, mưa axit, chất dẻo, tơ…rất thiết thực với học sinh”, cô Kiều Anh nêu ý kiến.
Trong khi đó, với môn Vật lý, thầy Trần Hiếu - Giám đốc trung tâm Giáo dục & Đào tạo GC Education - Chuyên gia luyện thi trung học phổ thông môn Vật lý cho rằng, đề thi bám sát cấu trúc đề minh họa 2023 của Bộ giáo dục và Đào tạo, sắp xếp từ dễ đến khó với tỷ lệ 90% kiến thức lớp 12 và 10% kiến thức lớp 11.
Theo thầy Hiếu, đề thi môn Vật lý của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 có sự phân hóa tốt, đặc biệt ở các câu hỏi vận dụng - vận dụng cao để đảm bảo mục tiêu xét tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học gồm 30 câu (75%) ở mức độ nhận biết - thông hiểu, 6 câu (15%) ở mức độ vận dụng và 4 câu (10%) ở mức độ vận dụng cao.
Nhìn chung, đề thi vẫn là các dạng bài tập quen thuộc, không có câu hỏi lạ nhưng học sinh cần đọc kỹ đề, làm thật cẩn thận để tránh những sai lầm đáng tiếc ở những “câu cho điểm”.
Với đề thi này, học sinh dễ dàng đạt 6 điểm - 7 điểm, nếu học chắc nền tảng, có thể đạt 7 điểm đến 8 điểm.
Mặt khác, để chinh phục trên 8,5 điểm, đòi hỏi học sinh phải hiểu sâu sắc bản chất Vật lý và vận dụng linh hoạt các phương pháp giải đề để tối ưu hóa thời gian. Bởi, đề thi có độ khó tương đương với đề thi năm ngoái, về đỉnh của phổ điểm sẽ nằm ở mức 7 điểm đến 7,5 điểm và rất ít điểm 10 tuyệt đối so với những môn khác.
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống, khai giảng năm học mới và đón nhận chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học
- Sinh viên học ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước ra trường làm công việc gì?
- Học ngành Công tác xã hội, sinh viên có cơ hội việc làm ngay từ năm hai
- Chi tiết điểm chuẩn năm 2024 Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, cao nhất 27,5
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức nhập học cho tân sinh viên khóa 13
- Thông báo nhập học online đối với thí sinh ở vùng bị ảnh hưởng do bão lũ
- Bộ Giáo dục và Đào tạo gia hạn thời gian xác nhận nhập học trực tuyến
- Hướng dẫn nộp lệ phí xét tuyển đại học năm 2024
- Từ ngày 1/7, thí sinh tự do đăng ký cấp tài khoản trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT
- Hội nghị lần thứ 11 của hội đồng học viện nhiệm kỳ 2021-2026
- Hào hứng với giờ học thực tế của sinh viên ngành Quan hệ công chúng – Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Học Ngành Công tác Thanh thiếu niên cơ hội việc làm, thăng tiến ra sao?
- Nữ sinh nghèo hiếu học được đặc cách vào trường công an
- Thứ trưởng Bộ GDĐT nhắn nhủ hơn 1 triệu thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2023
- Số lượng thí sinh thi đại học năm 2023
- Vì sao 1/3 tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT từ bỏ cơ hội vào đại học?
- Bộ GD&ĐT công bố những ngành có tỷ lệ tuyển sinh cao nhất
- Sinh viên cần chuẩn bị những gì cho môi trường Đại học
- Học đại học cần chuẩn bị những gì?
- Sinh viên năm nhất lên đại học cần chuẩn bị gì cho đầy đủ?
- Bằng cấp không quan trọng nhưng vì sao vẫn phải học đại học?
- Đại học không “học đại”
- Có cần học đại học không?
- 6 lí do bạn nên học đại học
- Tranh cãi nên đi du học hay học đại học ở trong nước?