Khác với những đợt tuyển sinh đại học trước đây, mùa tuyển sinh năm 2022 có nhiều sự thay đổi trong việc đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển. Đặc biệt, thay vì thí sinh được đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng 3 đợt thì nay hoạt động này rút xuống chỉ còn một đợt. Thí sinh sẽ đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học sau khi thi xong tốt nghiệp THPT (kéo dài 6 tuần). Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề này. Dưới đây là tất tần tật những giải đáp thắc mắc về việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2022 mà nhiều thí sinh quan tâm:
Thứ 1: Thí sinh xét tuyển bằng điểm học bạ có cần đăng ký nguyện vọng trong đợt chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo không?
Những năm trước, thí sinh chỉ đăng ký nguyện vọng trên hệ thống chung của Bộ nếu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Còn đối với phương thức học bạ, đây là phương thức xét tuyển riêng của từng trường, nên thí sinh chỉ cần đăng ký trên hệ thống của trường đó là được. Tuy nhiên, với việc đưa vào hệ thống lọc ảo chung, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu dù thí sinh xét tuyển bằng phương thức khác (học bạ, xét tuyển kết hợp, xét tuyển chứng chỉ quốc tế…) cũng đều phải đăng ký chung trên hệ thống.
Ví dụ thí sinh A đăng ký xét tuyển học bạ vào trường Đại học B, nếu trường yêu cầu thí sinh phải nộp hồ sơ về trường và đăng ký trực tuyến trên website, thí sinh sẽ phải thực hiện việc đăng ký xét tuyển ở trên cả 2 hệ thống: website của trường (theo thời gian quy định) và hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau khi thi TN THPT).
Thứ 2: Thí sinh có thể đăng ký 2 hoặc 3 tổ hợp khi đăng ký nguyện vọng hay không?
Thí sinh có thể đăng ký 2 hoặc 3 tổ hợp khi đăng ký nguyện vọng trên hệ thống, chỉ cần thí sinh có dự thi các môn trong tổ hợp.
Ví dụ, thí sinh muốn đăng ký xét tuyển vào ngành X của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam bằng cả 2 tổ hợp C20 và D01. Thí sinh sẽ phải đăng ký 2 nguyện vọng ứng với 2 tổ hợp đó. VD: NV1: Ngành X (C20); NV2: Ngành X (D01).
Thứ 3: Có được đăng ký một tổ hợp xét tuyển cho nhiều ngành trong cùng một trường không?
Câu trả lời là: Có
Thứ 4: Đỗ nguyện vọng 1 nhưng lại muốn học ở trường có nguyện vọng 2 có được không?
Đây là trường hợp nhiều thí sinh gặp phải, điều này bắt nguồn từ việc đặt nguyện vọng không đúng ngay từ ban đầu, thí sinh không xác định được bản thân thích học ngành nào nhất.
Với hệ thống đăng ký nguyện vọng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu thí sinh đã đỗ nguyện vọng 1, hệ thống sẽ tự động ngừng việc xét tuyển các nguyện vọng sau. Chính vì vậy, dù thí sinh có muốn học nguyện vọng 2 cũng không được xét tuyển tiếp.
Có những hướng giải quyết như sau:
+ Nếu nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 ở cùng một trường, thí sinh vẫn có thể nhập học nguyện vọng 1 và đăng ký học song bằng với nguyện vọng 2.
+ Nếu nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 là 2 trường khác nhau, thí sinh có thể không xác nhận nhập học nguyện vọng 1 và đợi trường đặt nguyện vọng 2 xét tuyển bổ sung trong đợt sau (nếu thiếu chỉ tiêu). Tuy nhiên cách này rất rủi ro, vì nếu không thiếu chỉ tiêu thí sinh sẽ mất cơ hội vào đại học.
Thứ 5: Nếu một thí sinh xét tuyển nguyện vọng 2 vào trường A (do trượt nguyện vọng 1), có bị thiệt thòi so với những thí sinh cũng xét tuyển vào trường A nhưng bằng nguyện vọng 1 hay không?
Câu trả lời là không, bởi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi thí sinh xét tuyển, các nguyện vọng trong cùng một đợt xét tuyển sẽ bình đẳng như nhau. Không có chuyện trường đại học phân biệt và ưu tuyên nguyện vọng 1,2 hơn nguyện vọng 3, 4…
Thứ 6: Đăng ký xét tuyển bằng vào trường A bằng điểm tốt nghiệp THPT thí có được đăng ký xét tuyển bằng học bạ nữa không?
Câu trả lời là: Có.
Thứ 7: Năm nay thí sinh có được điều chỉnh nguyện vọng không?
Năm nay thí sinh đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng trong cùng một đợt (kéo dài 6 tuần sau khi thi tốt nghiệp THPT) thời gian cụ thể sẽ được thông báo sau. Hết thời gian này thí sinh sẽ không còn đợt điều chỉnh nguyện vọng nào nữa.
Vậy nên không giống như mọi năm, nếu đặt sai nguyện vọng có thể thay đổi được. Năm nay các sĩ tử cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trong việc đăng ký nguyện vọng. Việc đắn đo nên theo học ngành nào? Đặt nguyện vọng nào trước? Nguyện vọng nào sau? Nên để nguyện vọng xét học bạ trước hay nguyện vọng điểm thi tốt nghiệp THPT trước?…Những vấn đề đó sẽ được đội ngũ tư vấn tuyển sinh của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam hỗ trợ giải đáp.
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
Học viện Thanh thiếu niên VIệt Nam
Số 3 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0989 77 00 66

- Bài trắc nghiệm tìm ngành học chân ái bằng tính cách
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam "chuyển mình" đáp ứng yêu cầu đào tạo trong kỷ nguyên số
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống, khai giảng năm học mới và đón nhận chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học
- Sinh viên học ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước ra trường làm công việc gì?
- Học ngành Công tác xã hội, sinh viên có cơ hội việc làm ngay từ năm hai
- Chi tiết điểm chuẩn năm 2024 Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, cao nhất 27,5
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức nhập học cho tân sinh viên khóa 13
- Thông báo nhập học online đối với thí sinh ở vùng bị ảnh hưởng do bão lũ
- Bộ Giáo dục và Đào tạo gia hạn thời gian xác nhận nhập học trực tuyến
- Hướng dẫn nộp lệ phí xét tuyển đại học năm 2024
- Từ ngày 1/7, thí sinh tự do đăng ký cấp tài khoản trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT
- Hội nghị lần thứ 11 của hội đồng học viện nhiệm kỳ 2021-2026
- Hào hứng với giờ học thực tế của sinh viên ngành Quan hệ công chúng – Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Học Ngành Công tác Thanh thiếu niên cơ hội việc làm, thăng tiến ra sao?
- Nữ sinh nghèo hiếu học được đặc cách vào trường công an
- Thứ trưởng Bộ GDĐT nhắn nhủ hơn 1 triệu thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2023
- Số lượng thí sinh thi đại học năm 2023
- Vì sao 1/3 tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT từ bỏ cơ hội vào đại học?
- Bộ GD&ĐT công bố những ngành có tỷ lệ tuyển sinh cao nhất
- Sinh viên cần chuẩn bị những gì cho môi trường Đại học
- Học đại học cần chuẩn bị những gì?
- Sinh viên năm nhất lên đại học cần chuẩn bị gì cho đầy đủ?
- Bằng cấp không quan trọng nhưng vì sao vẫn phải học đại học?
- Đại học không “học đại”
- Có cần học đại học không?
Tin cùng loại
