Lên đường rồi, ta sẽ biết cuộc sống có quá nhiều vẻ đẹp mà ta chưa biết, quá nhiều con người thú vị mà ta chưa gặp.
Tác giả Trương Anh Ngọc đã ra mắt 4 cuốn sách, mỗi cuốn sách là những cuộc hành trình gắn liền với vô số miền đất nơi anh đến sống và khám phá: Nước Ý, câu chuyện tình của tôi (2012) và Nghìn ngày nước Ý, nghìn ngày yêu (2017) nói về hành trình ngọt ngào trên nước Ý; Phút 90++ (2013), một góc nhìn chân thực về châu Phi; và Hẹn hò với Paris (2018), một bản tình ca dành cho nước Pháp. Tất cả những trải nghiệm này đều được ghi lại và gửi tới độc giả một cách chân thực và say mê.Nối dài hành trình xê dịch không ngừng khám phá thế giới và làm mới mình, Trương Anh Ngọc tiếp tục truyền cảm hứng lên đường tới bạn đọc trong tác phẩm thứ năm của mình, cuốn sách mang tên Đi khi ta còn trẻ.
Đi khi ta còn trẻ chính là câu chuyện của miền đất tâm hồn, là phút giây tác giả lắng đọng lại để nghe những suy ngẫm, chiêm nghiệm, khát vọng bên trong mình, và chia sẻ nó với bạn đọc. Hãy đi khi bạn còn trẻ nhưng hãy đi cả khi bạn đã già, hãy đi khi bạn có đôi và đi cả khi một mình, hãy đi gần và hãy đi xa, hãy đi khi bạn có thu nhập ổn định và đi khi bạn chưa có nhiều tích lũy... Bởi chỗ của bạn là ở thế giới.
Lên đường rồi, ta sẽ biết cuộc sống có quá nhiều vẻ đẹp mà ta chưa biết, quá nhiều con người thú vị mà ta chưa gặp. Đi để thấy thế giới bao la mà ta quá ư nhỏ bé, ta hiểu biết hơn và trở nên khiêm nhường, tử tế hơn. Cuốn sách này đã truyền cảm hứng lên đường theo cách như thế.
"Đi khi ta còn trẻ, cũng như những cuốn sách khác của Trương Anh Ngọc, viết về niềm đam mê khám phá thế giới đều là những cuốn sách đầy cảm xúc, giàu triết lý và tràn trề sức sống. Nỗi khát khao xê dịch - một thứ “nghiện” sang trọng, niềm hạnh phúc khi “mỗi ban mai thấy một khung trời lạ” được mô tả hào hứng say mê trong cuốn sách, truyền tải mạnh mẽ thông điệp rằng những trải nghiệm với thế giới chính là tài sản lớn nhất của mỗi đời người, và ta có thể để tuổi xuân trôi đi một cách đáng tự hào theo cách ấy.
Đi nhiều hơn nghĩa là hiểu biết hơn, là trở nên bao dung và khiêm tốn hơn. Trương Anh Ngọc đã và đang dựng lên một biểu tượng về tinh thần công dân toàn cầu, về những chuyến đi làm người ta lột xác để sống đẹp, sống vì cộng đồng hơn nữa", nhà báo Đỗ Doãn Hoàng chia sẻ.
Một số trích đoạn của cuốn sách Những ai đang sống sẽ nhìn thấy nhiều điều, những ai đi xa còn nhìn thấy nhiều hơn thế nữa... *** Tôi tìm thấy bản thân tôi, thấy sự tĩnh tại trong không ngừng vận động, thấy thế giới là một phần của tôi và tôi là một phần của nó, thấy ở những nơi đi qua nụ cười và nước mắt, niềm vui và nỗi đau, những mảnh đời, những buổi hoàng hôn và bình minh tuyệt đẹp, trăng, mưa, sa mạc, tuyết... Tất cả. *** Bạn đi đâu với trái tim rộng mở, tri thức được chuẩn bị kỹ càng, kỹ năng sống của bạn tốt, khả năng hòa nhập của bạn cao, thì đâu cũng có thể là nhà. *** Nhà chính là nơi tôi có được những bình yên trong tâm trí, nơi tôi cảm thấy thoải mái, thanh thản, và là nơi tôi được ở bên gia đình nhỏ của tôi. Bất cứ đâu trên những cuộc hành trình, dù nơi ở lại chỉ ngắn trong vài tuần, hay dài đến vài năm, mà tôi cảm thấy như thế, thì đó là nhà. Trong ngôi nhà tinh thần ấy, tôi thấy tự do, được thoát khỏi những ràng buộc cố hữu mang nhiều định kiến về một nơi chốn, hay sự níu kéo của những nỗi sợ hãi xa quê hương và không thể hòa nhập. Như thế, tôi có rất nhiều nhà trong hành trình đã qua. Đấy là "home", không phải "house". Và nữa, chúng ta có quê hương, nhưng trước mắt chúng ta là thế giới. *** Không ít người chưa sống cho ra sống đã sợ chết. Cái chết không phải là tất cả, mà là một phần quan trọng của cuộc sống, một sự chuyển tiếp giữa những trạng thái của sự tồn tại. Sao không sợ sống một cách vô nghĩa, không có định hướng, không hoài bão và ước mơ, trong một cuộc đời nhờ nhờ hơn là sợ chết? Chết về tâm hồn, vì sự bon chen và xảo trá của cuộc sống khiến cái tâm ta mờ đi và đánh mất đi sự lạc quan, tự nướng tuổi trẻ của mình vào điều vô bổ là cái chết ghê sợ hơn cả. |

- Bài trắc nghiệm tìm ngành học chân ái bằng tính cách
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam "chuyển mình" đáp ứng yêu cầu đào tạo trong kỷ nguyên số
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống, khai giảng năm học mới và đón nhận chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học
- Sinh viên học ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước ra trường làm công việc gì?
- Học ngành Công tác xã hội, sinh viên có cơ hội việc làm ngay từ năm hai
- Chi tiết điểm chuẩn năm 2024 Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, cao nhất 27,5
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức nhập học cho tân sinh viên khóa 13
- Thông báo nhập học online đối với thí sinh ở vùng bị ảnh hưởng do bão lũ
- Bộ Giáo dục và Đào tạo gia hạn thời gian xác nhận nhập học trực tuyến
- Hướng dẫn nộp lệ phí xét tuyển đại học năm 2024
- Từ ngày 1/7, thí sinh tự do đăng ký cấp tài khoản trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT
- Hội nghị lần thứ 11 của hội đồng học viện nhiệm kỳ 2021-2026
- Hào hứng với giờ học thực tế của sinh viên ngành Quan hệ công chúng – Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Học Ngành Công tác Thanh thiếu niên cơ hội việc làm, thăng tiến ra sao?
- Nữ sinh nghèo hiếu học được đặc cách vào trường công an
- Thứ trưởng Bộ GDĐT nhắn nhủ hơn 1 triệu thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2023
- Số lượng thí sinh thi đại học năm 2023
- Vì sao 1/3 tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT từ bỏ cơ hội vào đại học?
- Bộ GD&ĐT công bố những ngành có tỷ lệ tuyển sinh cao nhất
- Sinh viên cần chuẩn bị những gì cho môi trường Đại học
- Học đại học cần chuẩn bị những gì?
- Sinh viên năm nhất lên đại học cần chuẩn bị gì cho đầy đủ?
- Bằng cấp không quan trọng nhưng vì sao vẫn phải học đại học?
- Đại học không “học đại”
- Có cần học đại học không?
Tin cùng loại
