Theo các chuyên gia tuyển sinh, thí sinh cần khám phá điểm mạnh, sở thích của bản thân và có sự định hướng rõ ràng để chọn nghề nghiệp phù hợp.
Khám phá bản thân
Hiện nay, nhiều thí sinh vẫn lúng túng trong việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học vì chưa xác định được nghề nghiệp yêu thích và phù hợp với bản thân.
Dành lời khuyên cho thí sinh, cô Nguyễn Thị Nga - giáo viên Trường THPT Đông Sơn 1 (Thanh Hóa) cho rằng để giải quyết vướng mắc này, thí sinh cần khám phá điểm mạnh, sở thích của bản thân để tìm được ngành nghề phù hợp.
"Các em hãy xác định những môn học mình yêu thích để làm căn cứ. Nếu học sinh thích ngoại ngữ hay văn học, những nghề cần khả năng ngôn ngữ như truyền thông có thể phù hợp. Hoặc các bạn có thế mạnh về các môn khoa học tự nhiên hãy cân nhắc những nghề kỹ thuật hay công nghệ.
Ngoài ra, các em có thể chọn ngành nghề dựa trên thế mạnh hoặc kỹ năng bản thân đã tích lũy được. Ví dụ, những công việc sáng tạo nội dung, báo chí, truyền thông phù hợp với những bạn thích viết lách, hay các em thích lắp ráp, máy móc có thể chọn những nghề kỹ thuật, cơ khí" - cô Nga nói.
Để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân, TS Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội - cho rằng, trước hết thí sinh phải xác định được bản thân mình mong muốn điều gì, năng lực của mình mạnh ở đâu, đâu là nghề mình yêu thích nhất.
“Xác định kỹ đâu là điểm mạnh và hạn chế của bản thân sẽ giúp các em lựa chọn được ngành nghề phù hợp. Một điểm quan trọng, các em nên chọn ngành trước khi chọn trường. Bởi lẽ, hiện nay các trường hầu hết đều đào tạo đa ngành, đa nghề" - TS Ngọc nói.
Cần có sự định hướng
Nhiều giáo viên cũng chỉ ra rằng - khi chọn sai nghề và làm công việc mình không yêu thích rất dễ rơi vào khủng hoảng tâm lý. Tuy nhiên, làm thế nào để chọn đúng ngành nghề phù hợp với năng lực, sở trường, nguyện vọng và điều kiện hoàn cảnh gia đình thì cần sự tư vấn, định hướng. Đó có thể là thầy cô, bố mẹ, anh chị - những người có kinh nghiệm đi trước.
Cô Nguyễn Thị Nga cho rằng, học sinh chọn ngành nghề cần phải tính đến nhiều yếu tố dài hạn chứ không chỉ có sở thích hay độ "hot" của ngành học. Để làm được điều này cần tranh thủ ý kiến của nhiều nguồn và cân nhắc cẩn trọng, chịu trách nhiệm với sự lựa chọn của chính mình.
"Các trường sẽ có tổ tư vấn hướng nghiệp cho các em học sinh. Các em có thể hỏi về việc lựa chọn khối thi trong các ngành mình mong muốn? Nên học đại học trong nước hay đi du học? Nhu cầu của thị trường lao động trong tương lai?... Từ những thông tin đó, các em sẽ có căn cứ để lựa chọn ngành nghề phù hợp" - cô Nga chia sẻ.
Thực tế cũng cho thấy, có nhiều sinh viên khi học hết năm thứ nhất, thậm chí đã ra trường mới nhận ra mình đã chọn không đúng chuyên ngành. Nhiều trường hợp là do thí sinh chọn ngành nghề theo định hướng của gia đình, chọn theo sở thích, số khác lại “đua” theo đám đông.
Về vấn đề này, PGS.TS Vũ Duy Hải - Phó trưởng Phòng tuyển sinh, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng, ngành học nào cũng chứa đựng tiềm năng riêng. Thay vì chạy theo ngành hot, trong quá trình chọn ngành, chọn nghề, các em nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ càng.
Thí sinh nên ưu tiên lựa chọn ngành nghề dựa trên đam mê, sở thích của bản thân, sau đó là cân nhắc, tính toán về năng lực của mình, tránh bỏ dở việc học đáng tiếc.
PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) khuyến nghị:
Thí sinh nên tuân thủ 5 nguyên tắc chọn nghề: Chọn nghề phù hợp với sở thích và hứng thú của bản thân; Không nên chọn nghề mà bản thân không đủ điều kiện đáp ứng; Chỉ chọn nghề khi đã có hiểu biết đầy đủ về nghề (điều kiện, môi trường, tính chất, khó khăn, thách thức…); Không chọn nghề mà xã hội không có nhu cầu; Chọn nghề đáp ứng được những giá trị mà bản thân coi là quan trọng và có ý nghĩa.
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống, khai giảng năm học mới và đón nhận chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học
- Sinh viên học ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước ra trường làm công việc gì?
- Học ngành Công tác xã hội, sinh viên có cơ hội việc làm ngay từ năm hai
- Chi tiết điểm chuẩn năm 2024 Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, cao nhất 27,5
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức nhập học cho tân sinh viên khóa 13
- Thông báo nhập học online đối với thí sinh ở vùng bị ảnh hưởng do bão lũ
- Bộ Giáo dục và Đào tạo gia hạn thời gian xác nhận nhập học trực tuyến
- Hướng dẫn nộp lệ phí xét tuyển đại học năm 2024
- Từ ngày 1/7, thí sinh tự do đăng ký cấp tài khoản trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT
- Hội nghị lần thứ 11 của hội đồng học viện nhiệm kỳ 2021-2026
- Hào hứng với giờ học thực tế của sinh viên ngành Quan hệ công chúng – Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Học Ngành Công tác Thanh thiếu niên cơ hội việc làm, thăng tiến ra sao?
- Nữ sinh nghèo hiếu học được đặc cách vào trường công an
- Thứ trưởng Bộ GDĐT nhắn nhủ hơn 1 triệu thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2023
- Số lượng thí sinh thi đại học năm 2023
- Vì sao 1/3 tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT từ bỏ cơ hội vào đại học?
- Bộ GD&ĐT công bố những ngành có tỷ lệ tuyển sinh cao nhất
- Sinh viên cần chuẩn bị những gì cho môi trường Đại học
- Học đại học cần chuẩn bị những gì?
- Sinh viên năm nhất lên đại học cần chuẩn bị gì cho đầy đủ?
- Bằng cấp không quan trọng nhưng vì sao vẫn phải học đại học?
- Đại học không “học đại”
- Có cần học đại học không?
- 6 lí do bạn nên học đại học
- Tranh cãi nên đi du học hay học đại học ở trong nước?