(Dân trí) - Dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ có 11 môn thi được đánh giá bằng điểm số.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng - Bộ GD&ĐT Nguyễn Ngọc Hà đã giải thích về cơ sở lựa chọn các môn thi cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.
Theo đó, 11 môn đưa vào dự thảo gồm có môn ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Đức, tiếng Nga) và 10 môn học được đánh giá bằng điểm số: ngữ văn, toán, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ.
Đây là những môn thi thể hiện năng lực đặc thù, liên quan trực tiếp tới định hướng nghề của học sinh.
Trong 11 môn trên, Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến về môn bắt buộc và môn tự chọn.
Ông Nguyễn Ngọc Hà khẳng định phương án thi như thế nào tác động rất lớn đến cả triệu thí sinh, đến định hướng nghề tương lai của các em nên rất cần thận trọng. Phương án thi cũng cần đảm bảo tính khả thi, có thể triển khai trên các điều kiện thực tế về quy mô, thời gian, nhân lực, cơ sở vật chất.
Ông Nguyễn Ngọc Hà - Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng - phân tích cơ sở lựa chọn các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 (Ảnh: MOET).
Ông Nguyễn Ngọc Hà dẫn chứng hai môn âm nhạc và mỹ thuật. Đây là hai môn học đánh giá bằng nhận xét, khó thực hiện trên giấy, do đó không có mặt trong danh sách các môn thi trong dự thảo.
Ông Nguyễn Ngọc Hà cũng nhấn mạnh, rất khó để đánh giá đầy đủ 5 phẩm chất và 10 năng lực ở học sinh theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 bằng một kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Về định dạng đề thi, ông Nguyễn Ngọc Hà cho biết đề thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ kế thừa định dạng cũ, đồng thời có sự thay đổi phù hợp với mục tiêu đánh giá năng lực học sinh theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Bộ đang nghiên cứu các dạng thức đánh giá mới, như kết hợp hài hòa giữa phương thức trắc nghiệm 4 phương án - 1 phương án đúng với phương thức trắc nghiệm 4 phương án đúng - sai và câu hỏi mở.
"Phương thức đánh giá cũng cần thực tế, tiết kiệm. Ví dụ có phương thức đánh giá rất hay nhưng tăng từ 4 trang giấy lên 10 trang giấy thi thì cũng không được. Vì tăng 1 tờ giấy thi trên 1 triệu thí sinh là 1 triệu tờ", Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT, phân tích.
Ông Nguyễn Ngọc Hà cũng cho biết, trong tháng 10-11 sẽ có định dạng đề thi tốt nghiệp THPT 2025, sau đó tiến hành thử nghiệm trên một số địa phương.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2023 tại TPHCM (Ảnh: Hải Long).
Để chuẩn bị cho việc xây dựng ngân hàng câu hỏi, Bộ GD&ĐT chủ trương đào tạo bồi dưỡng nhóm chuyên gia cốt lõi lấy từ đội ngũ giáo viên ở các địa phương. Bộ dự kiến mời chuyên gia khảo thí Hoa kỳ cùng các chuyên gia trong nước tham gia công tác bồi dưỡng này. 63 Sở GD&ĐT sẽ có ít nhất 2 chuyên gia/môn thi được đào tạo.
Với kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 - kỳ thi cuối cùng thực hiện theo phương thức cũ, Bộ GD&ĐT khẳng định sẽ giữ ổn định như giai đoạn 2020-2023. Tuy nhiên, kỳ thi sẽ có một số điều chỉnh về mặt kỹ thuật để khắc phục các hạn chế bất cập của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023.
Giáo sư, tiến sĩ khoa học Đỗ Đức Thái cung cấp thông tin về phương thức thi/xét tốt nghiệp THPT tại các quốc gia trên thế giới:
Tại Liên bang Nga, thí sinh thi hai môn bắt buộc là tiếng Nga và toán. Nếu học sinh có nguyện vọng học tiếp đại học, cao đẳng thì phải thi môn mà hệ thống đại học, cao đẳng tương ứng yêu cầu.
Tại Mỹ, vào năm 2018 có 12 bang thực hiện chính sách thi tốt nghiệp THPT. Số liệu gần nhất cách đây 3 tuần, chỉ còn 8/12 bang này duy trì kỳ thi này. Phần lớn các bang khác cấp bằng tốt nghiệp THPT cho học sinh trên cơ sở hồ sơ chứng minh năng lực.
Nhật Bản và Hàn Quốc không có kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tại Trung Quốc, thí sinh thi tốt nghiệp THPT với ba môn bắt buộc là toán, Trung văn, tiếng Anh và 1 môn tự chọn.
Tại Pháp, từ tháng 6/2021, Nhà nước đã phê duyệt hình thức thi tú tài mới. Theo đó, điểm tốt nghiệp được tính bằng công thức: 40% điểm từ điểm đánh giá toàn bộ quá trình học (chú trọng điểm lớp 11-12) + 60% điểm thi của kỳ thi quốc gia.
Australia không có kỳ thi tốt nghiệp quốc gia mà mỗi trường học sẽ tổ chức kỳ thi riêng để chứng nhận tốt nghiệp cho học sinh.
Như vậy, mỗi quốc gia có một cách thức thi/xét tốt nghiệp khác nhau phục vụ hiệu quả nhất cho mục đích giáo dục của quốc gia đó. Tuy nhiên có điểm chung là, phương thức thi và công nhận tốt nghiệp THPT đều theo hướng gọn nhẹ, tôn trọng học sinh, phát huy sở trường, thế mạnh của học sinh.
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống, khai giảng năm học mới và đón nhận chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học
- Sinh viên học ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước ra trường làm công việc gì?
- Học ngành Công tác xã hội, sinh viên có cơ hội việc làm ngay từ năm hai
- Chi tiết điểm chuẩn năm 2024 Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, cao nhất 27,5
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức nhập học cho tân sinh viên khóa 13
- Thông báo nhập học online đối với thí sinh ở vùng bị ảnh hưởng do bão lũ
- Bộ Giáo dục và Đào tạo gia hạn thời gian xác nhận nhập học trực tuyến
- Hướng dẫn nộp lệ phí xét tuyển đại học năm 2024
- Từ ngày 1/7, thí sinh tự do đăng ký cấp tài khoản trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT
- Hội nghị lần thứ 11 của hội đồng học viện nhiệm kỳ 2021-2026
- Hào hứng với giờ học thực tế của sinh viên ngành Quan hệ công chúng – Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Học Ngành Công tác Thanh thiếu niên cơ hội việc làm, thăng tiến ra sao?
- Nữ sinh nghèo hiếu học được đặc cách vào trường công an
- Thứ trưởng Bộ GDĐT nhắn nhủ hơn 1 triệu thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2023
- Số lượng thí sinh thi đại học năm 2023
- Vì sao 1/3 tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT từ bỏ cơ hội vào đại học?
- Bộ GD&ĐT công bố những ngành có tỷ lệ tuyển sinh cao nhất
- Sinh viên cần chuẩn bị những gì cho môi trường Đại học
- Học đại học cần chuẩn bị những gì?
- Sinh viên năm nhất lên đại học cần chuẩn bị gì cho đầy đủ?
- Bằng cấp không quan trọng nhưng vì sao vẫn phải học đại học?
- Đại học không “học đại”
- Có cần học đại học không?
- 6 lí do bạn nên học đại học
- Tranh cãi nên đi du học hay học đại học ở trong nước?