Về cơ bản, quy chế và công tác tuyển sinh năm 2022 do Bộ GD&ĐT công bố đều giữ được ổn định, chỉ điều chỉnh một số nội dung nhằm khắc phục những khó khăn và bất hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và các cơ sở tuyển sinh. Thí sinh cần lưu ý một số điểm mới trong quy chế tuyển sinh năm 2022 như sau:
Thứ nhất, Thí sinh đăng ký dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng sẽ thực hiện theo hình thức trực tuyến trên Cổng thông tin của Bộ GD&ĐT hoặc cổng dịch vụ công quốc gia nhằm thuận tiện cho các thí sinh đăng ký ở mọi nơi và tạo điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin vào trong thi cử và tuyển sinh.
Thứ hai, Trong đợt 1 xét tuyển hình thức đào tạo chính quy, tất cả các nguyện vọng đăng ký xét tuyển của thí sinh bao gồm: các cơ sở đào tạo, các ngành đào tạo, các phương thức xét tuyển,…sẽ được đăng ký và ghi nhận vào hệ thống trong khoảng thời gian quy định. Cụ thể là sau khi kết thúc Kỳ thi tốt nghiệp THPT cho tới khi công bố kết quả thi và kết quả điểm phúc khảo (nếu có). Thí sinh được chủ động về thời gian và các nguyện vọng đăng ký. Việc đăng ký và điều chỉnh thực hiện trong một đợt thay vì hai đợt như trước đây.
Thứ ba, Tất cả các nguyện vọng đăng ký xét tuyển của thí sinh bao gồm: các cơ sở đào tạo, các ngành đào tạo, các phương thức xét tuyển,…được đưa lên phần mềm xử lý nguyện vọng của Bộ GD&ĐT và lọc ảo để đưa ra kết quả thí sinh trúng tuyển ở nguyện vọng cao nhất. Như vậy hệ thống sẽ giúp thí sinh đỗ vào nguyện vọng ưu tiên nhất có thể mà không cần lo lắng lựa chọn các phương thức xét tuyển khác nhau.
Thí sinh không cần xác nhận nhập học trước đối với các phương thức khác, việc xác nhận nhập học trước có thể làm mất đi cơ hội được nhập học vào các trường và ngành thí sinh mong muốn hoặc thí sinh phải nộp thí nhập học để giữ chỗ.
Thứ tư, Về phía các trường đại học, cao đẳng, các trường cần giải trình được sự phù hợp về lựa chọn phân bố chỉ tiêu giữa các phương thức, tổ hợp đảm bảo cho thí sinh có năng lực để học tập và đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh tham gia xét tuyển. Cụ thể, việc bổ sung phương thức hoặc tổ hợp xét tuyển đã sử dụng xét tuyển đã sử dụng trong năm trước không được giảm quá 30%, trừ trường hợp việc thay đổi bổ sung đã được công bố trước thời điểm đăng ký dự tuyển ít nhất 1 năm.
Thứ năm, Các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường THPT rà soát và cập nhập lên cơ sở dữ liệu ngành kết quả học tập THPT của thí sinh để đồng bộ trên hệ thống tuyển sinh nhằm hỗ trợ thí sinh và các cơ sở xét tuyển. Thí sinh sẽ không cần xác nhận kết quả hoc tập THPT khi đăng ký hồ sơ xét tuyển mà các cơ sở đã có sẵn dữ liệu của các trường THPT.
Thứ sáu, Các trường tuyển sinh cần quy định phương án giải quyết các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tuyển sinh, làm rõ những cam kết từ phía trường nhằm tránh bất lợi cho thí sinh. Từ năm 2023, các trường sẽ có quy chế tuyển sinh riêng dựa trên các nguyên tắc và yêu cầu tối thiểu của quy chế tuyển sinh năm 2022 mà Bộ GD&ĐT ban hành, trong đó có quy định về xét tuyển cho các hình thức đào tạo khác, công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.
Thứ bảy, Quy chế tuyển sinh năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT và một năm kế tiếp để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.
Thứ tám, Việc cộng điểm ưu tiên được điều chỉnh nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau.
Nhằm khắc phục tình trạng mất công bằng trong nhóm tuyển sinh ứng tuyển vào các ngành có mức độ cạnh tranh cao, tránh tình trạng xảy ra điểm chuẩn xấp xỉ 30 điểm. Quy chế mới quy định và có lộ trình áp dụng trong năm 2023 ghi rõ: Mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên được giảm tuyến tính (tới 30 điểm thì mức điểm mưu tiên bằng 0).
Cụ thể theo công thức: Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 – Tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.
Việc áp dụng chính sách xã hội là điều cần thiết và đã thực hiện trong rất nhiều năm qua, tuy nhiên số thí sinh thuộc diện hưởng ưu tiên chiếm 75% tổng số thí sinh tốt nghiệp hàng năm và có mức ưu tiên khác nhau rất lớn nên cần được xem xét và điều chỉnh.
Ngoài việc cập nhập thông tin tuyển sinh để có hướng điều chỉnh kịp thời, thí sinh còn cần cân nhắc việc chọn ngành chọn trường càng sớm càng tốt để có kế hoạch học tập hiệu quả. Bạn nào còn đang phân vân việc chọn ngành, chọn trường hãy để Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam giúp bạn giải đáp nhé.

- Bài trắc nghiệm tìm ngành học chân ái bằng tính cách
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam "chuyển mình" đáp ứng yêu cầu đào tạo trong kỷ nguyên số
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống, khai giảng năm học mới và đón nhận chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học
- Sinh viên học ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước ra trường làm công việc gì?
- Học ngành Công tác xã hội, sinh viên có cơ hội việc làm ngay từ năm hai
- Chi tiết điểm chuẩn năm 2024 Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, cao nhất 27,5
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức nhập học cho tân sinh viên khóa 13
- Thông báo nhập học online đối với thí sinh ở vùng bị ảnh hưởng do bão lũ
- Bộ Giáo dục và Đào tạo gia hạn thời gian xác nhận nhập học trực tuyến
- Hướng dẫn nộp lệ phí xét tuyển đại học năm 2024
- Từ ngày 1/7, thí sinh tự do đăng ký cấp tài khoản trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT
- Hội nghị lần thứ 11 của hội đồng học viện nhiệm kỳ 2021-2026
- Hào hứng với giờ học thực tế của sinh viên ngành Quan hệ công chúng – Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Học Ngành Công tác Thanh thiếu niên cơ hội việc làm, thăng tiến ra sao?
- Nữ sinh nghèo hiếu học được đặc cách vào trường công an
- Thứ trưởng Bộ GDĐT nhắn nhủ hơn 1 triệu thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2023
- Số lượng thí sinh thi đại học năm 2023
- Vì sao 1/3 tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT từ bỏ cơ hội vào đại học?
- Bộ GD&ĐT công bố những ngành có tỷ lệ tuyển sinh cao nhất
- Sinh viên cần chuẩn bị những gì cho môi trường Đại học
- Học đại học cần chuẩn bị những gì?
- Sinh viên năm nhất lên đại học cần chuẩn bị gì cho đầy đủ?
- Bằng cấp không quan trọng nhưng vì sao vẫn phải học đại học?
- Đại học không “học đại”
- Có cần học đại học không?
Tin cùng loại
