Các kì thi luôn mang đến nhiều áp lực và stress lớn cho các thí sinh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách giải tỏa áp lực và duy trì sự tự tin trong quá trình ôn tập. Trong bài viết này, Bách hóa XANH sẽ gợi ý 8 bí quyết giúp giải tỏa áp lực thi cử, giảm stress và đạt hiệu quả tốt khi ôn thi.
1 Lập kế hoạch học tập cụ thể
Học tập và thi cử đóng vai trò quan trọng đối với mỗi học sinh, nhưng để đạt được kết quả tốt mà không ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống, bạn cần biết cách tổ chức và phân chia công việc một cách hiệu quả. Để tiết kiệm thời gian và học tập hiệu quả, việc lập một thời khóa biểu cá nhân là điều cần thiết.
Thói quen sắp xếp công việc trong ngày không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian, mà còn giúp bạn biết rõ nhiệm vụ cần thực hiện và hoàn thành chúng một cách hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình ôn thi, khi bạn cần phải tổ chức thời gian và phân bổ cho từng môn học một cách hợp lý. Thói quen này giúp tránh căng thẳng và áp lực quá mức trong kỳ thi, đảm bảo bạn có thể duy trì tinh thần thoải mái và tập trung vào việc học.
2 Chuẩn bị kỹ lưỡng trước mỗi kì thi
Chuẩn bị kỹ lưỡng trước mỗi kì thi
Các kỳ thi quan trọng như thi đại học mang đến áp lực lớn cho nhiều học sinh và sinh viên, gây ra căng thẳng đáng kể. Để giảm bớt stress trong quá trình học tập và thi cử, việc chuẩn bị kỹ lưỡng là cách hiệu quả nhất.
Điều này bao gồm sự chuẩn bị về kiến thức, dụng cụ cần thiết cũng như quan tâm đến sức khỏe và tinh thần của bạn. Khi chuẩn bị mọi thứ một cách đầy đủ và kiểm tra kỹ lưỡng sẽ mang lại sự an tâm cho bạn.
3 Tránh học tập quá sức
Tránh học tập quá sức
Đó là một quá trình không chỉ giới hạn trong thời gian học sinh, sinh viên mà kéo dài suốt cả cuộc sống trưởng thành. Tuy nhiên, mỗi người có khả năng và tốc độ tiếp thu kiến thức riêng, và điều này sẽ tạo ra sự chênh lệch trong quá trình học tập.
Vì vậy, rất quan trọng để bạn nhận biết phương pháp học tập phù hợp với bản thân và tránh việc ép buộc mình phải học nhiều môn cùng một lúc. Điều này đôi khi không chỉ không mang lại tiến bộ mà còn tạo ra áp lực và nguy cơ rơi vào trạng thái stress cao.
4 Chia sẻ với bạn bè, người thân
Chia sẻ với bạn bè, người thân
Tuổi học sinh là giai đoạn nhạy cảm, chuyển đổi tâm lý nhẹ cũng có thể làm cho bạn dần xa cách gia đình và người thân. Trong một số trường hợp, những khó khăn và căng thẳng trong học tập và cuộc sống khiến cho một số người lựa chọn giữ im lặng và không thể chia sẻ với cha mẹ hoặc gia đình.
Tuy nhiên, nếu bạn không bày tỏ được những căng đó sẽ khiến cho bản thân cảm thấy bế tắc hơn. Do đó, hãy cố gắng chia sẻ và tâm sự với những người xung quanh về những lo lắng và áp lực mà bạn đang trải qua, có thể là cùng ba, mẹ, anh chị hoặc giáo viên.
5 Áp dụng phương pháp thư giãn tự nhiên
Áp dụng phương pháp thư giãn tự nhiên
Trong quá trình chuẩn bị các kỳ thi quan trọng như ôn thi đại học, thi cuối kỳ bạn sẽ cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giải tỏa stress nhanh chóng và hiệu quả như hít thở sâu, ngồi thiền, nghe nhạc, uống trà thảo mộc, tập yoga, hoặc ngâm chân với nước ấm là những mẹo nhỏ có thể giúp ổn định tâm trạng và giảm nguy cơ căng thẳng đáng kể.
6 Không tự tạo áp lực cho bản thân
Không tự tạo áp lực cho bản thân
Khi bạn đặt ra mục tiêu học tập, hãy xem xét và tự đánh giá năng lực, khả năng của bản thân và đảm bảo mục tiêu phù hợp. Đừng cố gắng đặt kỳ vọng quá cao so với khả năng của mình.
Đôi khi, việc đặt kỳ vọng quá lớn có thể không chỉ gây áp lực mà còn làm bạn mệt mỏi và dễ bị căng thẳng hơn. Hãy biết định hình mục tiêu hợp lý để tạo động lực tích cực trong quá trình học tập.
7 Ăn uống đầy đủ dưỡng chất
Ăn uống đầy đủ dưỡng chất
Chế độ ăn uống hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tinh thần của các sĩ tử. Đặc biệt, khi chuẩn bị cho ôn thi đại học, cuối kỳ, các bạn thường phải dành nhiều thời gian cho việc học tập và bỏ qua chăm sóc bản thân.
Tuy nhiên, việc này có thể làm mệt mỏi cơ thể, làm giảm sức sống và ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Vì thế, đừng quên tăng cường thêm nhiều vitamin từ các loại trái cây, rau củ, các loại đậu, hạt,...
8 Tư vấn tâm lý
Tư vấn tâm lý
Tư vấn tâm lý là một phương pháp sử dụng ngôn ngữ nhằm tác động đến tâm lý của con người. Trong trường hợp các sĩ tử gặp căng thẳng quá độ do áp lực học tập và thi cử, tư vấn tâm lý có thể giúp làm dịu tinh thần, giúp họ bình tĩnh và dễ dàng vượt qua những khó khăn đang đối diện.
Bên cạnh đó, học sinh cũng nên tham gia các khóa học rèn luyện và nâng cao kỹ năng sống để có kinh nghiệm tốt hơn trong việc đối phó với áp lực học tập và thi cử.
Việc áp dụng những bí quyết giải tỏa áp lực và giảm stress trong quá trình ôn tập có thể giúp bạn đạt được sự thư thái và tự tin cần thiết để đạt kết quả tốt khi thi. Bách hóa XANH hy vọng các sĩ tử sẽ áp dụng những bí quyết này vào quá trình ôn thi một cách tích cực và hiệu quả trong kỳ thi sắp tới.
Nguồn: Tamlyhoc.com
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống, khai giảng năm học mới và đón nhận chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học
- Sinh viên học ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước ra trường làm công việc gì?
- Học ngành Công tác xã hội, sinh viên có cơ hội việc làm ngay từ năm hai
- Chi tiết điểm chuẩn năm 2024 Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, cao nhất 27,5
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức nhập học cho tân sinh viên khóa 13
- Thông báo nhập học online đối với thí sinh ở vùng bị ảnh hưởng do bão lũ
- Bộ Giáo dục và Đào tạo gia hạn thời gian xác nhận nhập học trực tuyến
- Hướng dẫn nộp lệ phí xét tuyển đại học năm 2024
- Từ ngày 1/7, thí sinh tự do đăng ký cấp tài khoản trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT
- Hội nghị lần thứ 11 của hội đồng học viện nhiệm kỳ 2021-2026
- Hào hứng với giờ học thực tế của sinh viên ngành Quan hệ công chúng – Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Học Ngành Công tác Thanh thiếu niên cơ hội việc làm, thăng tiến ra sao?
- Nữ sinh nghèo hiếu học được đặc cách vào trường công an
- Thứ trưởng Bộ GDĐT nhắn nhủ hơn 1 triệu thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2023
- Số lượng thí sinh thi đại học năm 2023
- Vì sao 1/3 tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT từ bỏ cơ hội vào đại học?
- Bộ GD&ĐT công bố những ngành có tỷ lệ tuyển sinh cao nhất
- Sinh viên cần chuẩn bị những gì cho môi trường Đại học
- Học đại học cần chuẩn bị những gì?
- Sinh viên năm nhất lên đại học cần chuẩn bị gì cho đầy đủ?
- Bằng cấp không quan trọng nhưng vì sao vẫn phải học đại học?
- Đại học không “học đại”
- Có cần học đại học không?
- 6 lí do bạn nên học đại học
- Tranh cãi nên đi du học hay học đại học ở trong nước?