Học đại học không phải là con đường duy nhất dẫn bạn đến với thành công, nhưng nó có thể là con đường ngắn nhất, vững chắc nhất. Không nên vì những khó khăn hay lợi ích trước mắt mà giới hạn tương lai của mình. Hãy mở rộng tầm nhìn, suy nghĩ, cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định.
Sau 12 năm học phổ thông, học sinh sẽ phải lựa chọn một hướng đi cho tương lai của mình. Có những bạn băn khoăn, không biết nên đi làm luôn hay đi học. Trong bài viết này, chúng tôi xin đưa ra một số lợi ích của việc học đại học để các bạn tham khảo.
1. Có kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực
Mục tiêu giáo dục ở phổ thông trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản. Còn mục tiêu đào tạo ở đại học là trang bị cho sinh viên kiến thức, kĩ năng chuyên sâu về một lĩnh vực để đi làm. Vì vậy, những người học đại học sẽ có được kiến thức chuyên sâu để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định.
2. Học được phương pháp tư duy, cách giải quyết vấn đề
Khác biệt giữa học học phổ thông với học đại học là: ở phổ thông cung cấp kiến thức cho người học, còn ở đại học dạy phương pháp tư duy giải quyết vấn đề. Ở đại học, giảng viên là người đưa ra vấn đề, còn sinh viên là giải quyết vấn đề. Sau đó giảng viên sẽ đưa ra nhận xét, đánh giá, tổng kết vấn đề. Qua những bài tập đó, sinh viên sẽ học được cách tư duy giải quyết vấn đề. Phương pháp tư duy sẽ theo bạn suốt cuộc đời và giúp bạn giải quyết công việc một cách khách quan, toàn diện hơn.
3. Rèn luyện được nhiều kỹ năng
Trong quá trình học đại học, nhà trường sẽ trang bị cho bạn những kỹ năng mềm hoặc các bạn sẽ được rèn luyện những kỹ năng này qua quá trình làm việc nhóm hay tham gia các câu lạc bộ.
Những kỹ năng này sẽ giúp bạn cả trong quá trình học tập, công việc và cuộc sống. Trong quá trình học tập, kỹ năng mềm sẽ giúp bạn hòa nhập với bạn bè, thầy cô, biết cách học đại học, biết cách xác định mục tiêu và lập kế hoạch, biết cách quản lí thời gian,… giúp bạn có kết quả học tập tốt. Sau khi tốt nghiệp, kỹ năng mềm sẽ giúp bạn biết cách tìm được công việc phù hợp và thăng tiến nghề nghiệp. Trong cuộc sống, kỹ năng mềm sẽ mang lại cho bạn cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc.
4. Có thêm nhiều mối quan hệ
Ngày nay, hầu hết các trường đại học đề đào tạo theo hình thức tín chỉ, không có lớp học cố định, vì vậy mỗi sinh viên có cơ hội được quen biết nhiều bạn khác nhau.
Ngoài ra, những hoạt động ngoài giờ học: các câu lạc bộ, các tổ chức tình nguyện, các cơ sở thực tập, các bạn ở trường khác… cũng giúp bạn có cơ hội tiếp xúc với nhiều người bạn khác, ở những nơi khác, ở những trường khác; bạn có thể học hỏi được thêm nhiều điều; và các mối quan hệ đó cũng sẽ giúp ích cho công việc, nghề nghiệp của bạn sau này.
5. Tăng cơ hội nghề nghiệp
Trong thực tế, đôi lúc người ta cần năng lực hơn là cần bằng cấp, nhưng nếu không có bằng cấp bạn phải nỗ lực rất nhiều, rất lâu thì người khác mới có thể thấy được năng lực của bạn, tin tưởng giao việc cho bạn. Ngược lại, tấm bằng đại học giống một bằng chứng đảm bảo rằng bạn có nền tảng kiến thức và kỹ năng cần thiết đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Xã hội ngày nay, tuy có những công việc không cần bằng cấp vẫn có thể làm được, nhưng có những công việc chỉ có bằng cấp thì mới được xét tuyển. Như vậy, rõ ràng là những người có bằng cấp, được đào tạo bài bản thì sẽ có cơ hội công việc cao hơn.
6. Có thể có được thu nhập cao hơn
Một trong những lí do quan trọng và rõ ràng nhất của việc học đại học là tăng tiềm năng thu nhập của bạn. Điều này không có gì khó giải thích: khi bạn có bằng đại học, bạn sẽ có nhiều cơ hội để có được một việc làm tốt để có thu nhập cao hơn.
Tóm lại, học đại học không phải là con đường duy nhất dẫn bạn đến thành công, nhưng nó có thể là con đường ngắn nhất, vững chắc nhất. Không nên vì những khó khăn hay lợi ích trước mắt mà giới hạn tương lai của mình. Hãy mở rộng tầm nhìn, suy nghĩ, cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định. Chúc các bạn thành công!
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống, khai giảng năm học mới và đón nhận chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học
- Sinh viên học ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước ra trường làm công việc gì?
- Học ngành Công tác xã hội, sinh viên có cơ hội việc làm ngay từ năm hai
- Chi tiết điểm chuẩn năm 2024 Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, cao nhất 27,5
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức nhập học cho tân sinh viên khóa 13
- Thông báo nhập học online đối với thí sinh ở vùng bị ảnh hưởng do bão lũ
- Bộ Giáo dục và Đào tạo gia hạn thời gian xác nhận nhập học trực tuyến
- Hướng dẫn nộp lệ phí xét tuyển đại học năm 2024
- Từ ngày 1/7, thí sinh tự do đăng ký cấp tài khoản trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT
- Hội nghị lần thứ 11 của hội đồng học viện nhiệm kỳ 2021-2026
- Hào hứng với giờ học thực tế của sinh viên ngành Quan hệ công chúng – Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Học Ngành Công tác Thanh thiếu niên cơ hội việc làm, thăng tiến ra sao?
- Nữ sinh nghèo hiếu học được đặc cách vào trường công an
- Thứ trưởng Bộ GDĐT nhắn nhủ hơn 1 triệu thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2023
- Số lượng thí sinh thi đại học năm 2023
- Vì sao 1/3 tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT từ bỏ cơ hội vào đại học?
- Bộ GD&ĐT công bố những ngành có tỷ lệ tuyển sinh cao nhất
- Sinh viên cần chuẩn bị những gì cho môi trường Đại học
- Học đại học cần chuẩn bị những gì?
- Sinh viên năm nhất lên đại học cần chuẩn bị gì cho đầy đủ?
- Bằng cấp không quan trọng nhưng vì sao vẫn phải học đại học?
- Đại học không “học đại”
- Có cần học đại học không?
- Tranh cãi nên đi du học hay học đại học ở trong nước?
- LƯU Ý THÍ SINH SAU KHI BIẾT ĐIỂM CHUẨN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2023