Nhiều sinh viên kỳ cựu đã có những chia sẻ gửi đến "đàn em" nhân đầu năm học mới.
1. Lên lộ trình học tập
Bạn Hoàng Thị Thu Hằng - sinh viên ngành y dược Trường đại học Tây Nguyên - chia sẻ trước hết cần xác định những mục tiêu khi nhập học. Mục tiêu được phân ra từ ngắn hạn cho tới dài hạn.
Chẳng hạn, năm nhất là thời gian lý tưởng để sinh viên học một ngoại ngữ mới, trau dồi kỹ năng mềm, mở rộng các mối quan hệ bằng cách đi làm thêm hay tham gia các câu lạc bộ.
Tương tự, bạn Nguyễn Phương Du, sinh viên khoa văn học, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), nói việc lên kế hoạch từng bước, chia nhỏ các mốc thời gian, kèm theo đó là liệt kê chi tiết các nhiệm vụ phải làm sẽ bảo đảm bản thân không lười biếng.
"Một khi đã lập ra kế hoạch, bạn phải trong tâm thế là cố gắng tuân thủ để đạt được mục đích. Lười biếng và trì hoãn chính là "kẻ thù" phá vỡ những kế hoạch học tập của mình", Phương Du nói
2. Tìm phương pháp học phù hợp
Bạn Tống Thái Thiên, thủ khoa phương thức ưu tiên xét tuyển năm 2021, hiện học khoa quan hệ quốc tế Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), chia sẻ phương pháp học tập của mình là lần lượt hoàn thành từng phần để có được tất cả.
Cụ thể, Thiên thường nắm cơ bản các phần học và liên kết các môn học với nhau theo một chuỗi logic. Thay vì "ôm đồm" quá nhiều kiến thức, chỉ cần cố gắng nhớ một chuỗi các kiến thức đơn giản.
Ngoài ra, khi nghe giảng, cần cố gắng nhớ những điểm quan trọng và thường xuyên củng cố lại kiến thức. Sau đó tìm đọc thêm tài liệu liên quan và sử dụng hình ảnh hỗ trợ nếu có sẵn.
3. Tập tính tự chủ
"Trường đại học đã cho mình rất nhiều thứ quý giá. Đặc biệt nhất là lối sống tự chủ", Trần Gia Khánh - sinh viên khoa luật, Trường đại học Công nghiệp TP.HCM - cho biết.
"Đại học chủ yếu là tự học, dạy mình cách làm chủ bản thân và mục đích. Đại học không bị ràng buộc như cấp 3, không trả bài mỗi ngày hay kiểm tra thường xuyên, vì vậy quan trọng là ý thức học tập chịu tìm tòi, chịu học hỏi", Khánh nói thêm.
4. Tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa
Theo Thái Thiên, tham gia hoạt động trong và ngoài trường giúp trau dồi thêm rất nhiều kỹ năng. Thử sức mình ở nhiều cương vị mới cũng mở ra cho bản thân nhiều cơ hội.
Ngoài ra, các mối quan hệ cũng được mở rộng, gặp những nhân vật truyền cảm hứng đến bản thân, giúp bản thân tiến bộ rất nhiều.
"Mình thường chọn các hoạt động liên quan đến sở trường của mình như ca hát, ngoại ngữ… Vừa được thỏa niềm đam mê lại được học hỏi rất nhiều kinh nghiệm từ các anh chị đi trước, giúp bản thân mình ngày một hoàn thiện", Thái Thiên nói.
5. Đảm bảo giờ giấc
"Để vừa học tập thật tốt vừa có thời gian cho các hoạt động khác, có thể chia thời gian làm 7-3, tức là việc học sẽ luôn chiếm chính yếu 7 phần, xong việc học mới giải quyết các công việc khác là 3 phần", Thái Thiên "bật mí".
Còn với Phương Du, tân sinh viên cần chú trọng giấc ngủ. Bởi có nhiều deadline từ học tập đến hoạt động xã hội dễ khiến sinh viên thức khuya, vô tình trở thành thói quen có hại cho sức khỏe.
"Ngủ đủ giấc sẽ mang lại tinh thần sảng khoái và nhiệt huyết, giúp tăng hiệu suất khi học tập và làm việc. Nếu có thể, hãy tranh thủ ngủ sớm, tránh bị ngủ gật khi thầy cô giảng bài", Phương Du nói.
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống, khai giảng năm học mới và đón nhận chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học
- Sinh viên học ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước ra trường làm công việc gì?
- Học ngành Công tác xã hội, sinh viên có cơ hội việc làm ngay từ năm hai
- Chi tiết điểm chuẩn năm 2024 Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, cao nhất 27,5
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức nhập học cho tân sinh viên khóa 13
- Thông báo nhập học online đối với thí sinh ở vùng bị ảnh hưởng do bão lũ
- Bộ Giáo dục và Đào tạo gia hạn thời gian xác nhận nhập học trực tuyến
- Hướng dẫn nộp lệ phí xét tuyển đại học năm 2024
- Từ ngày 1/7, thí sinh tự do đăng ký cấp tài khoản trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT
- Hội nghị lần thứ 11 của hội đồng học viện nhiệm kỳ 2021-2026
- Hào hứng với giờ học thực tế của sinh viên ngành Quan hệ công chúng – Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Học Ngành Công tác Thanh thiếu niên cơ hội việc làm, thăng tiến ra sao?
- Nữ sinh nghèo hiếu học được đặc cách vào trường công an
- Thứ trưởng Bộ GDĐT nhắn nhủ hơn 1 triệu thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2023
- Số lượng thí sinh thi đại học năm 2023
- Vì sao 1/3 tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT từ bỏ cơ hội vào đại học?
- Bộ GD&ĐT công bố những ngành có tỷ lệ tuyển sinh cao nhất
- Sinh viên cần chuẩn bị những gì cho môi trường Đại học
- Học đại học cần chuẩn bị những gì?
- Sinh viên năm nhất lên đại học cần chuẩn bị gì cho đầy đủ?
- Bằng cấp không quan trọng nhưng vì sao vẫn phải học đại học?
- Đại học không “học đại”
- Có cần học đại học không?
- 6 lí do bạn nên học đại học
- Tranh cãi nên đi du học hay học đại học ở trong nước?