Tổng hợp những phương pháp ôn thi cuối kỳ hiệu quả đang được các bạn sinh viên giỏi áp dụng. Các phương pháp ôn thi cuối kỳ theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Nếu bạn thường xuyên phải lo lắng, hồi hộp mỗi lần đứng trước kỳ thi thì bài viết này dành cho bạn. Chúng tôi sẽ tiết lộ 10 phương pháp ôn thi cuối kỳ hiệu quả mà bạn không nên bỏ lỡ. Cùng khám phá ngay!
1. Lập đề cương của từng môn học
Những bạn đã nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa hãy tự lập đề cương của từng môn học. Đề cương học tập sẽ giúp bạn hệ thống hóa các kiến thức cần phải ghi nhớ. Thông qua đề cương ôn tập, bạn sẽ có cái nhìn khách quan, tổng quát nhất về lượng kiến thức phải học cũng như tính logic của từng bài học. Nhờ vậy, bạn có kế hoạch ôn tập phù hợp nhất với bản thân.
2. Lập kế hoạch ôn thi để phân bố thời gian hợp lý
Bạn phải ôn tập rất nhiều môn học trước khi bước vào kỳ thi chính thức. Vì vậy, việc phân bố thời gian hợp lý để ôn tập từng môn học là điều rất quan trọng.
Lời khuyên dành cho bạn khi lập lịch trình học tập là chia nhỏ thời gian ôn luyện. Bạn nên học bài vào buổi sáng. Thời gian cho một môn học nên kéo dài từ 45 - 60 phút và nghỉ giải lao 10 phút. Cách làm này sẽ giúp bạn không có cảm giác nhàm chán và tránh căng thẳng.
3. Học ở nơi không gian yên tĩnh và nghỉ ngơi hợp lý
Không gian học tập ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tập trung và ghi nhớ của bạn. Trong giai đoạn gấp rút, bạn nên chọn những nơi yên tĩnh như thư viện, phòng ngủ,... để ôn tập.
Bạn cũng cần thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt, giấc ngủ là yếu tố quan trọng trong suốt thời gian ôn thi. Giấc ngủ có vai trò chủ đạo trong việc củng cố bộ não và chuyển đổi thông tin ngắn hạn thành trí nhớ lâu dài. Quá trình này chỉ xảy ra khi bạn ngủ sâu. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được cắt giảm thời gian ngủ nghỉ của mình.
4. Học theo nhóm hoặc tự ôn
Học theo nhóm là một phương pháp được nhiều học sinh áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Mỗi người có một ý kiến, phương pháp làm bài, kinh nghiệm,... khác nhau. Khi học cùng nhau sẽ tạo ra cơ hội để các bạn cùng góp ý đúng sai, tạo động lực để phấn đấu.
Tự học lại kích thích sự tò mò, tự tìm tòi, nghiên cứu của bạn. Thông qua việc tự mình giải quyết các bài tập khó, bạn sẽ nắm rõ được bản chất của bài học. Tự học cũng giúp bạn hình thành tư duy độc lập và cách bố trí thời gian hợp lý.
5. Học bám sát kiến thức cơ bản
Phần lớn các câu hỏi trong đề thi luôn bám sát kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Vì vậy, để tránh lan man và ôn thi không có trọng tâm, bạn nên hệ thống kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa trước. Đây cũng là nền tảng để bạn luyện tập làm các đề bài nâng cao.
6. Luyện đề thi của những năm học trước
Đề thi của năm trước là loại tài liệu mà bạn không nên bỏ qua. Luyện đề thi năm trước giúp bạn phát hiện ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình. Thông qua đó, bạn có thêm kinh nghiệm và kỹ năng khi làm bài thi chính thức.
7. Tạo thói quen ghi chú
Thói quen ghi chú là một phương pháp hay mà bạn nên áp dụng khi ôn tập. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, thông qua việc viết tay ra giấy, khả năng ghi nhớ sẽ được nâng cao.
Khi viết ghi chú, bạn nên sử dụng ngôn ngữ mà mình dễ hiểu nhất. Điều này giúp bạn dễ hệ thống, nắm bắt và lưu trữ thông tin.
8. Sử dụng sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là phương pháp học được áp dụng phổ biến hiện nay. Đây thực chất là cách hữu hình hóa thông tin dưới dạng chữ viết, hình ảnh và màu sắc.
Có hai cách để bạn xây dựng được sơ đồ tư duy đơn giản, hiệu quả nhất bao gồm:
- Phân chia kiến thức theo chiều dọc: Các thông tin được sắp xếp theo mức độ chi tiết tăng dần. Hình thức này áp dụng cho các thông tin cùng loại vấn đề, chuyên môn, lĩnh vực.
- Phân chia kiến thức theo chiều ngang: Các thông tin được sắp xếp thành từng nhóm, chi tiết dần từ một chủ đề chung. Hình thức này áp dụng cho các kiến thức trong phạm vi từng mục, chương hoặc các kiến thức khác nhau nhưng có liên quan đến nhau.
9. Luyện kỹ thuật ghi nhớ
Sự đa dạng của kiến thức là thách thức lớn đối với học sinh đang trong giai đoạn ôn luyện. Lúc này, các phương pháp ghi nhớ ngắn hạn như sơ đồ, video,... là cách để bạn hệ thống kiến thức nhanh nhất. Bạn cần rèn luyện cách đọc mục lục của sách và hệ thống kiến thức theo sơ đồ.
10. Luôn viết suy nghĩ ra giấy
Đừng học thuộc bằng cách đọc lẩm bẩm! Thay vào đó, bạn nên chuẩn bị một tờ giấy và viết tất cả những gì mình suy nghĩ. Cách làm này không chỉ áp dụng với việc học từ mới mà còn dành cho các môn học tự nhiên và xã hội. Các nhà khoa học cho biết, viết sẽ kích thích não ghi nhớ. Đây cũng là một cách tiếp thu kiến thức trực quan.
Đây là 10 phương pháp ôn thi cuối kỳ hiệu quả mà nhiều bạn học sinh đã chia sẻ lại với chung tôi. Hy vọng rằng những phương pháp này cũng phát huy tác dụng và mang đến kết quả như mong đợi của bạn.
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống, khai giảng năm học mới và đón nhận chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học
- Sinh viên học ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước ra trường làm công việc gì?
- Học ngành Công tác xã hội, sinh viên có cơ hội việc làm ngay từ năm hai
- Chi tiết điểm chuẩn năm 2024 Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, cao nhất 27,5
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức nhập học cho tân sinh viên khóa 13
- Thông báo nhập học online đối với thí sinh ở vùng bị ảnh hưởng do bão lũ
- Bộ Giáo dục và Đào tạo gia hạn thời gian xác nhận nhập học trực tuyến
- Hướng dẫn nộp lệ phí xét tuyển đại học năm 2024
- Từ ngày 1/7, thí sinh tự do đăng ký cấp tài khoản trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT
- Hội nghị lần thứ 11 của hội đồng học viện nhiệm kỳ 2021-2026
- Hào hứng với giờ học thực tế của sinh viên ngành Quan hệ công chúng – Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Học Ngành Công tác Thanh thiếu niên cơ hội việc làm, thăng tiến ra sao?
- Nữ sinh nghèo hiếu học được đặc cách vào trường công an
- Thứ trưởng Bộ GDĐT nhắn nhủ hơn 1 triệu thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2023
- Số lượng thí sinh thi đại học năm 2023
- Vì sao 1/3 tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT từ bỏ cơ hội vào đại học?
- Bộ GD&ĐT công bố những ngành có tỷ lệ tuyển sinh cao nhất
- Sinh viên cần chuẩn bị những gì cho môi trường Đại học
- Học đại học cần chuẩn bị những gì?
- Sinh viên năm nhất lên đại học cần chuẩn bị gì cho đầy đủ?
- Bằng cấp không quan trọng nhưng vì sao vẫn phải học đại học?
- Đại học không “học đại”
- Có cần học đại học không?
- 6 lí do bạn nên học đại học
- Tranh cãi nên đi du học hay học đại học ở trong nước?