Nhu cầu nhân lực ngành tâm lý học tăng cao

Tâm lý học luôn là ngành học tạo được hứng thú khi nghe qua, nhưng đa phần sĩ tử dễ bỏ qua ngành học thú vị này vì thiếu thông tin và băn khoăn về cơ hội việc làm.

Dành riêng cho các “bác sĩ cảm xúc”, nhiều người tò mò về chương trình đào tạo cũng như công việc của những người theo ngành tâm lý học.

Nhiều cơ hội và thách thức

Với tốc độ phát triển của xã hội hiện đại, tỷ lệ stress gia tăng, con người thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề rối loạn tâm lý và nguy cơ trầm cảm. Trong vài năm trở lại đây, nhận định của xã hội đối với vai trò của các chuyên gia tâm lý đã sâu sắc và cởi mở hơn. Khi đối diện với các vấn đề về tâm lý, nhiều người đã ý thức được việc tìm đến sự giúp đỡ của những “bác sĩ cảm xúc” hơn là tự giải quyết hoặc nhận tư vấn từ bạn bè, người thân. Cộng thêm sự khan hiếm các trường đào tạo đã lý giải cho việc tâm lý học trở thành ngành hot và “cầu vượt cung” trong thời gian gần đây.

Chia sẻ về cơ hội việc làm cho sinh viên ngành tâm lý học, ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường TP HCM, cho biết: “Từ nay đến năm 2020, nhu cầu nhân lực ngành tâm lý học sẽ cao vì rất cần thiết cho các cơ quan giáo dục, y tế, doanh nghiệp… Hàng năm, nhu cầu tuyển dụng của ngành này là hơn 1.000 người”. Nhiều bác sĩ tâm lý đã thành công và thu hút được sự chú ý, tin tưởng của công chúng. Sự thành công ấy càng tạo thêm động lực cho các bạn trẻ đam mê mạnh dạn theo ngành học này.

 

Chia sẻ về cơ hội việc làm cho sinh viên ngành tâm lý học, ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường TP HCM, cho biết: “Từ nay đến năm 2020, nhu cầu nhân lực ngành tâm lý học sẽ cao vì rất cần thiết cho các cơ quan giáo dục, y tế, doanh nghiệp… Hàng năm, nhu cầu tuyển dụng của ngành này là hơn 1.000 người”. Nhiều bác sĩ tâm lý đã thành công và thu hút được sự chú ý, tin tưởng của công chúng. Sự thành công ấy càng tạo thêm động lực cho các bạn trẻ đam mê mạnh dạn theo ngành học này.

Một bác sĩ tâm lý có thể thỏa sức chinh phục nhiều lĩnh vực cần đến sự can thiệp của các chuyên gia tâm lý. Sinh viên khoa Tâm lý học trường ĐH Văn Hiến chia sẻ: “Học tâm lý học, mình không lo lắng về cơ hội việc làm sau khi ra trường. Ngay từ năm 3, mình đã làm trợ giảng bồi dưỡng kỹ năng mềm cho các em nhỏ tại các trường tiểu học quốc tế. Với kinh nghiệm làm việc thực tế và kiến thức truyền đạt từ các giảng viên kinh nghiệm ở trường, mình tự tin sau khi ra trường sẽ được các công ty quản lý nhân lực, trung tâm tư vấn tâm lý hay các trường học chào mời”.

 

 

 

Đương nhiên đi kèm với những cơ hội lớn luôn là thách thức. Nhưng theo ngành tâm lý học, sinh viên sẽ được đối đầu với những thách thức thú vị. Ở ngành này, sinh viên sẽ học từ tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học tội phạm, tâm lý học tôn giáo, tâm lý học quản trị kinh doanh… cho đến tâm lý học vũ trụ. Bên cạnh lý thuyết, sinh viên phải dành nhiều thời gian cho việc quan sát, học hỏi và thực hành trên chính những trường hợp xung quanh. Việc luyện giọng nói tròn vành rõ chữ và truyền cảm, thu hút cũng là lợi thế cho nghề nghiệp sau này.

about-star