Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn cơ hội việc làm ngành Luật kinh tế trong xu thế hội nhập hóa - toàn cầu hóa!
Trong thời kỳ hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp các nước đang hợp tác và cạnh tranh vô cùng đa dạng. Từ đó, ngành Luật kinh tế trở thành một ngành nghề “đắt giá” hơn bao giờ hết. Trong mùa tuyển sinh năm nay, Luật là một trong những ngành học được nhiều thí sinh đăng ký, bởi đây là ngành học có nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển trong tương lai. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn cơ hội việc làm ngành Luật trong xu thế hội nhập hóa - toàn cầu hóa. Cùng theo dõi nhé.
1- Luật: Ngành học "đắt giá" của thời đại
Nhu cầu nhân lực của ngành Luật
Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, ước tính chỉ riêng các chức danh tư pháp Việt Nam cần khoảng 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra viên thi hành án dân sự và thừa phát lại. Con số trên còn tăng lên gấp nhiều lần khi tính đến lượng công chức làm việc tại các bộ, ban ngành và doanh nghiệp. Vì vậy, cơ hội việc làm ngành Luật đang được xếp vào nhóm các ngành phát triển hiện nay.
Cơ hội việc làm ngành Luật đang được xếp vào nhóm các ngành phát triển hiện nay
Bên cạnh đó, trong thời đại đồng tiền không nằm yên trong két sắt mà luôn được tận dụng cho những cơ hội đầu tư như hiện nay, Cử nhân Luật có cơ hội trở thành những chuyên gia tư vấn tài chính cung cấp cho khách hàng những quyết định đầu tư tài chính đúng đắn, sáng suốt. Có thể nói, đây được xem là một ngành nghề mới đầy triển vọng.
Tầm quan trọng của ngành Luật trong thời kỳ hội nhập kinh tế
Trong thời kỳ hội nhập, tầm quan trọng của Luật kinh tế ngày càng được khẳng định. Đối với mỗi doanh nghiệp, hiểu biết pháp luật được coi như “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động đầu tư, sản xuất và kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp dù hoạt động trên lĩnh vực nào cũng không thể thiếu bộ phận pháp lý. Hơn nữa, các công ty nước ngoài tại Việt Nam luôn có nhu cầu rất cao về nhân lực pháp lý. Từ đó có thể thấy tầm quan trọng của ngành Luật kinh tế trong thời kỳ hội nhập ra sao.
Tầm quan trọng của ngành Luật kinh tế trong thời kỳ hội nhập
2- Tương lai và cơ hội việc làm rộng mở khi chọn học ngành Luật
Ngành Luật có mức lương hấp dẫn
Với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu nhân sự luật trong các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ngày một tăng, mở ra cơ hội nghề nghiệp lớn. Chính vì vậy, nhiều bạn trẻ đã lựa chọn theo học Luật với hy vọng có được một nghề nghiệp tốt với mức thu nhập hấp dẫn.
Ngành Luật có mức lương hấp dẫn
Mức lương ngành Luật thường do tổ chức hành nghề luật sư trả tùy vào việc đóng góp của từng luật sư nhưng sẽ không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Trên thị trường pháp lý Việt Nam hiện nay, mức lương trung bình của luật sư tại các văn phòng luật sư nổi tiếng, hoặc luật sư kinh tế tại các công ty tư nhân như sau:
- Mức lương của người mới ra trường chưa có kinh nghiệm: Từ 4 - 6 triệu đồng.
- Mức lương của người có kinh nghiệm 1 - 3 năm: Trên 6 triệu đồng/tháng.
- Mức lương dành cho Giám đốc: Tùy thuộc vào doanh thu của công ty.
*Trên thực tế, mức lương ngành Luật còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như vị trí, năng lực, hoặc phụ thuộc vào sự phát triển của công ty.
Cơ hội nghề nghiệp nào dành cho sinh viên ngành Luật?
Có vị thế “quyền lực” trong thời kỳ hội nhập, ngành Luật mang đến cho sinh viên nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Sinh viên theo học ngành này, sau khi tốt nghiệp, có thể đảm nhiệm nhiều cơ hội việc làm ngành Luật như: Chuyên viên tư vấn pháp luật tại các doanh nghiệp; chuyên viên thực hiện dịch vụ pháp lý tại các tổ chức dịch vụ pháp luật, văn phòng luật sư; chuyên viên lập pháp, hành pháp, tư pháp trong các cơ quan nhà nước hoặc nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế.
Có vị thế “quyền lực” trong thời kỳ hội nhập, ngành luật mang đến cho sinh viên nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn
Thời gian thử việc ngành Luậtlà bao lâu
Ngành Luật là một trong những ngành đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao. Do đó, theo quy định của nhà nước, thời gian thử việc trong ngành này tối đa là 60 ngày. Trong các công ty tư nhân, thời gian thử việc của luật sư, chuyên viên pháp lý... cũng dao động trong khoảng 1 - 2 tháng tùy theo năng lực của nhân viên, yêu cầu công việc và thỏa thuận giữa công ty và người lao động.
- Tương lai ngành Luật trong thời kỳ hội nhập
- Bật mí những khó khăn khi học Ngành Luật mà bạn cần biết
- Sinh viên học luật ra làm gì? Đây là 10 việc làm ngành luật 'hái ra tiền'
- Ngành Luật là gì? Ra trường làm gì?
- Sự thu hút của ngành Luật
- Điều bạn chưa biết về Ngành xây dựng đảng và chính quyền nhà nước?
- Ngành quản lý nhà nước là gì, cơ hội công việc ra sao?
- Nghề Pháp chế, Nhân sự - hướng đi “hút” bạn trẻ yêu thích nhóm ngành Luật
- Học Quản lý nhà nước tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam có gì thú vị?
- Ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước học gì và ra trường làm những công việc nào?
- Tuyển sinh ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước
- Những lợi ích khi học Quản lý nhà nước
- Học Luật cần những tố chất nào ?
- Những hiểu lầm thường gặp khi nói đến học ngành Luật
- Giới thiệu ngành Xây dựng đảng và chính quyền nhà nước
- Quản lý Nhà nước - Cơ hội việc làm vô cùng hấp dẫn
- Phiên toà giả định - môn học đặc biệt của sinh viên ngành Luật VYA
- Tuyển sinh ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước
- Tuyển sinh ngành Quản lý Nhà nước
- Giới thiệu ngành Luật tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Ngành Luật - Cơ hội việc làm vô cùng hấp dẫn
- Tuyển sinh ngành Luật