Nghề Pháp chế, Nhân sự - hướng đi “hút” bạn trẻ yêu thích nhóm ngành Luật

Dù quan niệm “học Luật chỉ làm luật sư” vẫn còn phổ biến nhưng trên thực tế, sinh viên nhóm ngành này có khá nhiều lựa chọn nghề nghiệp. Trong đó, công việc Pháp chế và Nhân sự với yêu cầu hiểu biết luật pháp, xây dựng văn bản chuẩn mực,... đang là những hướng đi triển vọng cho sinh viên nhóm ngành Luật, đặc biệt là Luật học hay Luật kinh tế.  Đây là nhận định của bà Văn Thành Khánh Linh - Thành viên Ban điều hành, Giám đốc Khối Quản lý Rủi ro Ngân hàng TMCP Bản Việt trong một talkshow nghề nghiệp dành cho sinh viên ngành Luật được ghi lại trên Tienphong.vn. 

 

Thời cơ từ yêu cầu chuyên nghiệp hóa nhân sự trong doanh nghiệp

 

Nếu công việc Pháp chế ít nhiều quen tên với sinh viên nhóm ngành Luật, thì triển vọng nghề Nhân sự lại khá bất ngờ với không ít bạn. Lý giải mối liên hệ này, bà Văn Thành Khánh Linh cho biết: “Doanh nghiệp ngày càng cần chuyên nghiệp hóa môi trường làm việc, khối Pháp chế và Nhân sự càng được lưu ý. Cụ thể, nhân sự nhóm ngành Luật sở hữu cả chuyên môn về luật pháp, các kỹ năng diễn đạt, xây dựng văn bản, sử dụng ngôn từ để có thể trao đổi, thỏa thuận sao cho các điều khoản giữa người lao động và doanh nghiệp, doanh nghiệp và doanh nghiệp trở nên rõ ràng, xác đáng và có lợi cho các bên tham gia”.

 

Bà Nguyễn Thị Tố Uyên - Thành viên Ban điều hành, Giám đốc Khối nguồn Nhân lực Ngân hàng Eximbank giải thích: “Nhiều bạn trẻ sẽ nghĩ nghề Nhân sự chỉ cần có nghiệp vụ quản trị là ổn thỏa, song cũng cần xem xét tới tình huống trao đổi, ký kết hợp đồng lao động với người lao động sao cho hợp lý. Đây cũng là điều các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khối Tài chính - Ngân hàng chú trọng”. Việc kịp thời tìm hiểu những lĩnh vực nghề nghiệp mà mình có thể làm được ngay từ trên giảng đường chính là khởi đầu cần thiết cho sinh viên nhóm ngành Luật.

 

Tăng cường hiểu biết thực tế để mở đường sự nghiệp

 

Bên cạnh hiểu biết nhất định về ngành nghề mình chọn theo đuổi, sinh viên nhóm ngành Luật cũng cần chuẩn bị kỹ càng khi thị trường lao động ngày càng nhiều cạnh tranh. Đối với sinh viên VYA, lợi thế của các bạn là mô hình học tập ứng dụng, tăng cường trải nghiệm thực tế, kết nối chuyên gia.

 

Nhiều chuyên đề trong các môn học ngành Luật tại VYA được giảng dạy bởi các giảng viên có tên tuổi. Việc dẫn dắt bởi các chuyên gia, trò chuyện cùng các diễn giả là những tiền bối trong ngành Luật, có kinh nghiệm nhiều năm chính là giảng đường cần thiết để sinh viên nắm rõ hơn nhu cầu của thị trường lẫn nhà tuyển dụng tương lai.

Thực tế khi có được nền tảng chuyên môn vững vàng và những hiểu biết nghề nghiệp cần thiết, sinh viên VYA có thể mạnh dạn, tự tin chinh phục những cơ hội nghề nghiệp trong khối Pháp chế và Nhân sự hay thử sức ở các vị trí tư vấn, cố vấn Pháp chế cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

 

Học Luật không khô khan khi có môi trường ngoại khóa năng động

Cùng với việc học tập và trải nghiệm nghề nghiệp, sinh viên ngành Luật tại  VYA cũng được tạo điều kiện tham gia và tổ chức các phiên tòa giả định, các cuộc thi học thuật Olympic Luật Hiến pháp, các hoạt động ngoại khóa, CLB Luật gia trẻ VYA,... để phát triển năng khiếu và các kỹ năng mềm cần thiết. Trong môi trường làm việc hiện đại, một nhân sự có kỹ năng mềm chắc chắn được đánh giá cao hơn so với một nhân sự chỉ có chuyên môn.

 

Năm 2022, ngành Luật tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam xét tuyển theo 04 phương thức: Xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT 2022, Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 03 môn năm lớp 12, Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 03 học kỳ (2 học kỳ lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12), Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình năm lớp 10 và lớp 11.

 

Thông tin liên hệ:

Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam

Số 03 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội

Website: http://tuyensinhvya.edu.vn/dang-ky-tuyen-sinh.html

Hotline: 0989 77 00 66

 

 

about-star
about-star